Ocean Freight Là Gì? Các Loại Phụ Phí Của Vận Tải Biển (O/F)
Ocean Freight là một trong các thuật ngữ được doanh nghiệp nhắc đến nhiều trong vận tải đường biển. Bởi vì, các lô hàng khi xuất nhập khẩu cần phải đóng khoản phụ phí vận tải biển. Vậy Ocean Freight là gì? Khi vận tải hàng bằng đường biển, doanh nghiệp cần nắm rõ một số loại phí và phụ phí nào? Xem ngay bài viết sau đây của Dolphin Sea Air để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Bảng giá cước vận tải biển cập nhật mới nhất theo ngày
1. Ocean Freight là gì?
Ocean Freight là gì? Ocean Freight (O/F) hay còn gọi Sea Freight là thuật ngữ dùng để chỉ các loại phụ phí cước biển. Đây cũng là khoản phí được tính vào cước vận tải đường biển trong biểu giá của công hội hoặc hãng tàu. Như vậy Ocean Freight có thể hiểu theo hai ý sau:
- Nghĩa liên quan tới chi phí (Ocean Freight Charge): O/F được hiểu là khoản cước phí mà hãng tàu phải thu, khi khách hàng book dịch vụ vận tải. Bên cạnh đó, khoản phí này thể hiện trên báo giá mà hãng gửi cho khách hàng.
- Nghĩa liên quan tới vận tải biển: O/F là phương thức vận tải hàng hóa đường biển, để phân biệt với các phương thức khác như vận tải đường hàng không (Air Freight). Ngoài ra, O/F còn là một phần quan trọng trong thương mại xuyên biên giới. Điều này cho phép vận tải hàng với số lượng lớn, giữa những quốc gia. Hàng hóa này thường vận tải bằng các con tàu biển (vessel).
2. Ai sẽ là người trả Ocean Freight?
Sau khi tìm hiểu về Ocean Freight là gì, thì vấn đề mà bạn cần quan tâm chính là ai sẽ là người trả Ocean Freight. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện giao hàng giữa người mua và bán, mà hãng tàu sẽ thu cước phí. Nếu trong hợp đồng không bổ sung thêm thỏa thuận, thì người trả Ocean Freight sẽ có hai trường hợp là:
- Consignee trả cước: Trường hợp này áp dụng cho điều kiện giao hàng loại F (FCA, FOB, FAS) và E (EXW).
- Shipper trả cước: Áp dụng với điều kiện giao hàng cho loại C (CPT, CIP, CFR) và D (CIF, DDP, DAT).
Ngoài ra, thực tế có thể thay đổi dựa vào nhu cầu của hai bên mua bán. Ví dụ: Hợp đồng với điều kiện FOB, hai bên đã thống nhất người bán sẽ thay mặt người mua thanh toán cước phí biển. Như vậy, cước biển tại cảng xếp được trả trước thay vì trả tại cảng dỡ.
3. Các loại phụ phí Ocean Freight thường gặp
Bên cạnh phụ phí cước tải biển, thì doanh nghiệp còn phải chịu thêm các loại phụ phí Ocean Freight như:
3.1 Phụ phí hàng nhập khẩu
Các loại phụ phí hàng nhập khẩu gồm:
- Phí THC - Terminal Handling Charge: Đây là mức phí xếp dỡ ở cảng và thu trên mỗi container, nhằm mục đích bù đắp phí cho một số hoạt động tại cảng. Cảng sẽ tiến hành thu phí này từ các hãng tàu và các khoản phí khác. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại phụ phí từ chủ hàng. Chủ hàng ở đây có thể hiểu là người gửi hoặc người nhận.
- Phí D/O - Delivery Order fee: Đây là phí dùng để phát lệnh giao hàng. Khi có lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam, consignee đến hãng tàu lấy lệnh giao hàng. Sau đó, mang đến cảng xuất trình để lấy hàng.
- Phí CFS - Container Freight Station fee: Khi có lô hàng lẻ xuất nhập khẩu, công ty sẽ dỡ hàng từ container để đưa vào kho (hoặc ngược lại) và thu phí CFS.
- Phí CIC - Container Imbalance Charge: Đây là phụ phí để vận tải vỏ container rỗng. Đây chính là loại cước phí mà hãng tàu tính để bù đắp các phí phát sinh trong quá trình vận tải.
- CFF - Cleaning Container Fee: Phí vệ sinh container. Đây là phí mà người nhập cần trả cho hãng tàu làm vệ sinh container, sau khi sử dụng vận tải hàng.
>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất
3.2 Phụ phí hàng xuất khẩu
Một số phụ phí hàng xuất khẩu:
- Phí THC - Terminal Handling Charge: Phụ phí xếp dỡ hàng tại cảng xuất khẩu. Khoản này được thu trên mỗi container nhằm bù đắp cho những hoạt động tại cảng như tập kết container, xếp dỡ,...
- Phí AMS - Advanced Manifest System fee: Phụ phí này do hải quan Canada, Mỹ và những nước khác yêu cầu khai báo thông tin trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để vận tải đến.
- Phí B/L - Bill of Lading fee: Đây là phí phát hành B/L. Tương tự như cước phí D/O, nhưng khi có lô hàng xuất đi thì hãng tàu cần phát hành B/L
- Phí CFS - Container Freight Station fee: Phí áp dụng dành riêng cho hàng lẻ LCL. Khi có lô hàng lẻ xuất hoặc nhập khẩu thì các Forwarder dỡ hàng ra khỏi container để đưa vào kho và thu phí CFS.
- Phí EBS - Emergency Bunker Surcharge: Phụ phí xăng dầu đối với lô hàng đi Châu Âu. Phí này bù đắp sự hao hụt do biến động về giá xăng dầu.
- ENS - Entry Summary Declaration: Phí khai Manifest tại cảng đến đối với lô hàng sang Châu Âu. Đây là mức phí bổ sung cho việc khai báo hàng nhập khẩu vào Châu Âu giúp đảm bảo an ninh cho khu vực.
- AFR - Advance Filing Rules: Phí khai Manifest bằng điện tử cho lô hàng nhập khẩu vào Nhật.
- Phí seal là mức phí chi trả cho hãng tàu khi mua seal niêm phong container.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển đầy đủ nhất
3.3 Phụ phí khác
Bên cạnh 2 loại phí trên thì tùy thuộc vào đơn hàng, loại hàng hóa mà sẽ phát sinh các phụ phí khác như:
- PCS - Port Congestion Surcharge: Là mức phí tắc nghẽn cảng. Phụ phí này được áp dụng khi cảng xếp dỡ xảy ra tình trạng ùn tắc và làm tàu bị trễ.
- PSS - Peak Season Surcharge: Phí mùa cao điểm. Mức phí này được hãng tàu sử dụng vào mùa cao điểm khi nhu cầu vận tải có sự tăng mạnh.
- SCS - Suez Canal Surcharge: Là phí áp dụng khi hàng vận tải qua kênh đào Suez.
- BAF - Bunker Adjustment Factor: Phí thu bù khi phát sinh do biến động về giá nhiên liệu.
- CAF - Currency Adjustment Factor: Khoản Phí mà hãng tàu thu từ chủ hàng để bổ sung cho phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
- LSS - Low Sulfur Surcharge: Phí giảm thải lưu huỳnh. Phí này được dùng trong vận chuyển xuất nhập khẩu tại một số tuyến vận chuyển đường biển.
- COD - Change of Destination: Phí bù đắp cho những chi phí phát sinh khi chủ hàng muốn thay đổi cảng đích như vận tải đường bộ, phí xếp dỡ,...
- DDC - Destination Delivery Charge: Phí bù đắp cho chi phí dỡ hàng ra khỏi tàu, xếp hàng container vào trong cảng cùng với phí ra vào cảng.
- ISF - Import Security Kiling: Phí kê khai an ninh đối với hàng nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài ra, phí này còn áp dụng thêm vào trong việc kê khai an ninh đối với nhà nhập khẩu.
- GRI - General Rate Increase: Phí cước vận tải (xảy ra vào mùa cao điểm).
4. Ưu và nhược điểm của Ocean Freight
Nhiều người thắc mắc vậy ưu và nhược điểm của Ocean Freight là gì? Liệu họ có nên sử dụng phương thức vận chuyển này không? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của Ocean Freight nhé.
4.1 Ưu điểm
Hiện nay, vận tải đường biển được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi các ưu điểm sau đây:
- Vận tải được những lô hàng có khối lượng và kích thước lớn.
- Mức độ an toàn cao vì ít xảy ra va chạm giữa những tàu hàng với nhau.
- Giá thành thấp hơn so với một số phương thức vận chuyển khác.
- Góp phần phát triển thị trường giao thương quốc tế bằng đường biển.
- Không bị hạn chế bởi các công cụ hỗ trợ vận tải và số lượng phương tiện.
4.2 Nhược điểm
Mặc dù Ocean Freight có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng chúng vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Vận tải đường biển còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và yếu tố tự nhiên.
- Sử dụng phương thức này không thể giao hàng tận nơi, nên cần kết hợp với một số phương thức vận chuyển khác.
- Vận tải bằng tàu biển sẽ mất nhiều thời gian nên không phù hợp với hàng hóa cần vận tải nhanh.
- Tốc độ tàu biển vẫn còn khá chậm, do lực cản của tàu chịu trong nước lớn hơn sức cản của không khí mà những phương tiện khác không phải chịu.
5. Mặt hàng nào được vận chuyển thông qua Ocean Freight?
Cước biển là gì? Những mặt hàng nào được vận tải thông qua O/F? Bên cạnh các mặt hàng gặp nhiều trở ngại trong việc vận tải bằng phương thức khác thì đối với Ocean Freight sẽ dễ hơn. Do đó, Ocean Freight phù hợp với rất nhiều mặt hàng khác nhau như:
- Hàng dễ bị tác động bởi môi trường: thuốc lá, chè, gia vị,..
- Hàng có tính chất lý hóa: mặt hàng nguy hiểm cho con người, dễ hút ẩm như dung dịch, hóa chất độc hại, xăng dầu, các loại bột,...
- Hàng hóa không ảnh hướng tới các lô hàng khác: mặt hàng có khối lượng lớn và giá trị cao như máy móc, trang sức, thiết bị công nghiệp và nguyên vật liệu,...
- Hàng hóa có giá trị thấp bao gồm quần áo, đồ gia dụng, giày dép,...
- Hàng hóa rời: Đây là loại hàng không có hình dạng cố định như than đá, quặng,...
- Hàng hóa lỏng: Loại hàng có dạng lỏng bao gồm hóa chất, dầu mỏ, thực phẩm lỏng,...
Ngoài ra, hình thức Ocean Freight còn phân loại hàng hóa theo các hình thức vận chuyển:
- Vận chuyển bằng container đối với các loại hàng bách hóa
- Vận chuyển bằng phương tiện có khả năng giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.
- Vận chuyển bằng xà lan cho các loại khoáng sản, đá, cát,…
6. Cách tính cước Ocean Freight
Cước phí O/F thường được tính dựa trên các tiêu chí sau:
- Tuyến thương mại: Đối với tuyến đường cụ thể sẽ có mức phí khác nhau.
- Loại hàng hóa cũng ảnh hưởng tới giá cước.
- Tùy vào khoảng cách di chuyển mà giá cước sẽ khác nhau.
- Kích thước container
- Trọng lượng hoặc thể tích lô hàng: Đối với một số hãng tàu sẽ tính cước phí theo trọng lượng/thể tích khối.
Thông thường lô hàng cỡ lớn sẽ được tính theo công thức sau:
O/F = (Dài x rộng x cao) x SL
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến cước phí Ocean Freight
Cước phí biển là gì và yếu tố nào ảnh hướng đến cước phí O/F? Dưới đây là một số yếu tố quyết định đến cước phí Ocean Freight:
- Cân bằng cung và cầu: Cước phí có thể thay đổi tùy vào tính hình cung cầu ở các tuyến đường cụ thể.
- Biến động nhu cầu dựa theo mùa: Với một số tuyến đường có nhu cầu cần vận tải hàng tăng cao trong mùa cụ thể sẽ dẫn đến cước phí tăng.
- Biến động tỷ giá ngoại tệ cũng làm thay đổi giá cước.
- Giá nhiên liệu biến động cũng ảnh hưởng tới mức phí và giá cước của hãng tàu.
8. Ocean Freight theo từng tuyến đường chính
Cước phí biển có sự khác nhau tùy vào từng tuyến vận tải, theo mùa và loại hàng hóa. Sau đây là bảng cước biển theo từng tuyến đường chính để bạn tham khảo:
20’ |
40’ |
40HC |
Transit time |
|
⭐ Việt Nam - Châu Âu |
✅ 5000 - 6000$ |
✅ 9000 - 10000$ |
✅ 9200 - 10200$ |
✴️ 46 - 50 days |
⭐ Việt Nam - Châu Mỹ |
✅ 7600 - 8600$ |
✅ 9200 - 10200$ |
✅ 9200 - 10200$ |
✴️ 34 - 40 days |
⭐ Việt Nam - Trung Quốc |
✅ 2400 - 3000$ |
✅ 4800 - 5500$ |
✅ 4700 - 5400$ |
✴️ 15 - 18 days |
⭐ Việt Nam - Nhật Bản |
✅ 2700 - 3500$ |
✅ 4800 - 5500$ |
✅ 4600 - 5300$ |
✴️ 30 days |
⭐ Việt Nam - Ấn Độ |
✅ 2600 - 3100$ |
✅ 5000 - 5500$ |
✅ 5000 - 5500$ |
✴️ 20 days |
⭐ Việt Nam - Châu Phi |
✅ 3000 - 4000$ |
✅ 3500 - 4500$ |
✅ 4000 - 5000$ |
✴️ 26 - 30 days |
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Các tuyến đường biển quốc tế tại Việt Nam nổi bật hiện nay
9. Các hình thức thuê tàu theo phương thức Ocean Freight là gì?
Các hình thức thuê tàu bằng phương thức Ocean Freight là gì? Trong lĩnh vực hàng hải thường có hai hình thức thuê tàu thông dụng đó là:
9.1 Đối với hình thức thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ là hình thức chủ hàng trực tiếp/người trung gian thuê một phần tàu để vận tải hàng từ nơi này đến nơi khác. Cụ thể về hình thức này mời bạn đọc tiếp về đặc điểm, quy định của nó sau đây.
- Đặc điểm:
- Cấu tạo tàu chợ có phần phức tạp hơn các loại tàu khác.
- Tàu chợ thường chở những loại hàng bách hóa với khối lượng nhỏ.
- Điều kiện vận chuyển hàng hóa là do hãng tàu quy định và in trên vận đơn của đường biển được cấp cho doanh nghiệp.
- Các bước tiến hành thuê tàu chợ:
- Bước 1: Chủ hàng thông qua bên trung gian để tìm kiếm hãng tàu vận chuyển cho lô hàng của mình.
- Bước 2: Người môi giới sẽ gửi giấy lưu cước tàu chợ:
- Giấy lưu cước thường in sẵn thành mẫu và chứa những thông tin cần thiết để điền vào khi sử dụng.
- Chủ hàng có thể lưu cước trong vòng một quý hoặc cả năm theo hợp đồng đã ký với hãng tàu.
- Bước 3: Người môi giới và chủ tàu thống nhất một số điều kiện quan trọng khi xếp dỡ, vận tải hàng.
- Bước 4: Người môi giới sẽ thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước.
- Bước 5: Chủ hàng nhận lịch tàu để vận tải hàng ra cảng giao cho chủ tàu.
- Bước 6: Sau khi xếp hàng lên tàu, chủ tàu/người đại diện chủ tàu cấp bộ vận đơn vận tải hàng đã đóng dấu cho chủ hàng.
9.2 Đối với hình thức thuê tàu theo chuyến
Thuê tàu theo chuyến là hình thức tàu đi theo lộ trình đến những nước nhập khẩu. Tuy nhiên, tùy vào người thuê tàu hoặc tuyến đường vận tải nên không có một tuyến đường cụ thể bao gồm cả lịch trình và nhập cảng.
- Đặc điểm: Sau đây là một số đặc điểm mà tàu thuê theo chuyến mang lại:
- Đối tượng chuyên chở : Dành cho các lô hàng có khối lượng lớn, được lấp đầy tàu và chỉ để lại một vài chỗ trống. Hầu hết đều có tính đặc trưng khác biệt so với loại hàng thông thường. Ngoài ra, hàng hóa vận tải trên tàu được phân theo từng đối tượng tùy vào mục đích của chủ tàu.
- Cấu trúc tàu chuyến: Loại tàu chỉ có một boong, khung tàu cũng như miệng hầm lớn. Khoang này có cấu trúc đặc biệt nhằm mục đích để thuận tiện khi vận tải, bốc dỡ hàng.
- Cước phí: Tùy vào điều khoản trong hợp đồng thuê tàu mà các bên sẽ đề cập đến mức phí thuê tàu chuyến bao gồm bảo hiểm và việc bốc dỡ hàng. Ngoài ra, việc thuê tàu riêng mức phí sẽ cao hơn tàu chợ nếu có cùng điều kiện hàng như số lượng, khối lượng,...
- Phạm vi hoạt động: Tùy thuộc vào nhu cầu mà sẽ phân chia thị trường cho hình thức thuê tàu theo chuyến.
- Các hình thức thuê:
- Thuê từng chuyến một: Đối với hình thức này hai bên cần ký hợp đồng và căn cứ vào từng chuyến vận tải sẽ có một hợp đồng khác nhau. Loại hình này áp dụng khi người thuê tàu chuyến ít hoặc ký kết với các chủ tàu khác nhau.
- Thuê nhiều chuyến liên tục: Người thuê cần vận tải nhiều lô hàng xuất nhập khẩu, nhiều chuyến liên tục và tùy hợp đồng thỏa thuận trong khoảng thời gian hoặc số chuyến nhất định.
- Thuê khứ hồi: Theo hình thức này, hai bên sẽ ký cả lượt đi và về. Người thuê dùng tàu chuyến vận tải hàng từ cảng bốc hàng đến cảng đích, sau đó vận tải hàng từ cảng đích về càng bốc. Loại hình này áp dụng đối với trường hợp trao đổi hàng xuất nhập khẩu, hay người mua vừa xuất và nhập hàng giữa các nước khác nhau.
- Thuê bao: Đây là hình thức người thuê sẽ bao nguyên cả tàu vận tải hàng với phương thức Ocean Freight. Loại hình này áp dụng khi chủ hàng cần vận tải nhiều hàng hóa hay không muốn người khác thuê trên cùng một chuyến tàu.,...
- Các bước tiến hành thuê tàu chuyến:
- Bước 1: Người thuê sẽ liên hệ cho bên thứ ba để thuê tàu
- Ở bước này người thuê cần cung cấp thông tin về hàng hóa như bao bì đóng gói, tên hàng, số lượng hàng,... để người môi giới tìm chuyến tàu phù hợp.
- Bước 2: Bên thứ cần tìm kiếm chủ tàu phù hợp
- Dựa trên thông tin về hàng hóa do người thuê đã cung cấp, người môi giới sẽ tìm và chào tàu thuê để phù hợp với yêu cầu chuyên chở hàng.
- Bước 3: Bên thứ ba sẽ thay mặt người thuê đàm phán với chủ tàu
- Sau khi chọn được chủ tàu phù hợp, người môi giới và chủ tàu thỏa thuận đàm phán các điều khoản về hợp đồng thuê như cước phí, điều kiện chuyên chở, phí bốc dỡ hàng,...
- Bước 4: Người môi giới sẽ thông báo kết quả và đàm phán với người thuê tàu để người thuê tàu chuẩn bị việc ký kết hợp đồng thuê.
- Bước 5: Người thuế sẽ ký hợp đồng với chủ tàu
- Trước khi ký kết người thuê cần rà soát lại điều khoản của hợp đồng. Sau đó hai bên sẽ chính sửa, bổ sung một số điều đã thỏa thuận cho phù hợp.
- Bước 6: Thực hiện hợp đồng
- Sau khi đã ký kết, hợp đồng thuê tàu chuyến sẽ thực hiện và người thuê cần vận tải hàng đến cảng để xếp lên tàu. Khi hàng được xếp lên tàu, chủ tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê.
- Bước 1: Người thuê sẽ liên hệ cho bên thứ ba để thuê tàu
>>>> DÀNH CHO BẠN: Phân loại các loại tàu biển phổ biển trong vận tải đường biển
10. Lưu ý khi vận chuyển bằng phương thức Ocean Freight là gì?
Khi vận chuyển bằng phương thức O/F bạn cần chú ý một số điều sau:
- Tránh vận chuyển những mặt hàng dễ vỡ hay gây nguy hiểm cho đơn vị vận chuyển, vì dễ phát sinh thêm chi phí khi giao nhận.
- Đối với hàng có kích thước lớn và cồng kềnh chi phí vận tải sẽ cao.
- Để đảm bảo an toàn cho lô hàng và tránh các sự cố đáng tiếc thường chủ hàng sẽ chọn dịch vụ bảo hiểm hàng hóa.
- Khi chủ hàng muốn sử dụng gói bảo hiểm, bốc xếp và đóng gói hàng cần trao đổi kỹ với đơn vị vận chuyển. Bên cạnh đó, bạn có thể đàm phán với đơn vị để đưa ra mức giá ưu đãi.
- Nên lựa chọn loại container phù hợp với lô hàng hóa để không bị hư hỏng trong khi vận chuyển.
- Nếu bạn muốn đảm bảo hàng hóa luôn trong tình trạng an toàn, tránh những sự cố không mong muốn. Thông thường, chủ hàng sẽ lựa chọn dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp cần thiết thì không cần dùng gói này.
11. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Forwarder
Khi sử dụng dịch vụ của Forwarder sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Bởi vì các Forwarder sẽ tìm được phương thức, tuyến đường vận tải tốt và hãng vận chuyển phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, Forwarder còn thu xếp nhiều lô hàng hóa nhỏ để đóng ghép và vận tải tới điểm đích. Nhờ thế mà giảm bớt chi phí cho từng chủ hàng.
Nếu bạn đang có nhu cầu cần sử dụng dịch vụ của Forwarder có thể cân nhắc lựa chọn Dolphin Sea Air. Đơn vị tự hào là nơi cung cấp các dịch vụ vận tải biển với mức giá cạnh tranh, an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
Hy vọng thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn Ocean Freight là gì cũng như cách tính cước phí. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ cho Dolphin Sea Air để được giải đáp.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:
- Tìm hiểu khái quát giao thông vận tải đường biển nước ta
- Các loại chứng từ vận tải đường biển quan trọng cần biết