Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các Tuyến Đường Biển Quốc Tế Tại Việt Nam Nổi Bật Hiện Nay

0/5
(0 bình chọn)

Cùng với sự phát triển của vận chuyển và trao đổi hàng hóa mà từ đó các tuyến đường biển quốc tế tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm rõ chi tiết từng tuyến đường hàng hải. Vậy hãy để Dolphin Sea Air giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các tuyến đường này thông qua bài viết dưới đây nhé!

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bảng giá cước tàu biển quốc tế container cập nhật mới nhất

Mục lục bài viết

1. Tuyến đường biển quốc tế là gì?

Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải quốc tế là tuyến đường vận tải hàng hóa, kết nối giữa các quốc gia, khu vực trên toàn cầu với nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản vận chuyển đường biển là hệ thống mạng lưới đường biển trải dài khắp các châu lục, đại dương và biển liên kết với nhau qua các cảng biển toàn thế giới.

tuyến đường biển quốc tế
Tuyến đường biển quốc tế là tuyến đường kết nối giữa các quốc gia với nhau

Các tuyến đường biển này thường được hình thành bởi tự nhiên bao gồm biển, đại dương, vùng nước đông hợp lưu hoặc eo biển. Bên cạnh đó, với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn, các tuyến đường hàng hải quốc tế cũng có thể được tạo ra bởi sự can thiệp của con người. Bằng cách đào kênh xuyên đại dương, xây dựng cảng biển và các hạ tầng giao thông khác…

2. Các tuyến đường biển quốc tế phổ biến ở nước hiện nay

Các tuyến đường biển quốc tế tại Việt Nam lợi thế đường biển dài trên 3260 km, vì thế các tuyến vận chuyển hiện nay vô cùng đa dạng. Hiện nay, có 3 tuyến đường hàng hải quốc tế đang hoạt động hàng ngày ở Việt Nam, bao gồm:

2.1. Tuyến đường biển từ Việt Nam sang Châu Mỹ

Tuyến đường biển từ Việt Nam sang Châu Mỹ bao gồm 3 tuyến quốc tế chính như sau:

Tuyến đường đi qua kênh đào Suez:

  • Độ dài tuyến đường: 11.600 hải lý.
  • Tuyến đường hàng hải bắt đầu từ Việt Nam đi qua eo Singapore và Malacca. Sau đó, tiếp tục di chuyển đến phía Nam eo Sri Lanka - Ấn Độ Dương và đi vào Hồng Hải. Tuyến đường đi qua kênh đào Suez vượt qua biển Địa Trung Hải và eo Gibraltar và dừng chân tại châu Mỹ.
  • Đây là tuyến đường có chi phí khá cao nhưng có đặc điểm nằm gần bờ biển, nên có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
  • Trở ngại thời tiết: Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 có thể gặp mưa bão, gió lớn.

Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng - Good Hope:

  • Độ dài tuyến đường: 12.850 hải lý.
  • Tuyến đường bắt đầu từ Việt Nam xuống Indonesia và cắt ngang qua eo Jakarta, sau đó vượt Ấn Độ Dương đến với mũi Hảo Vọng, Nam Phi. Sau đó các tàu tiếp tục từ Đại Tây Dương đến Đông Mỹ, Trung Mỹ hoặc vùng biển Ca - ri - bê và ngược lại.
  • Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng không có quá nhiều tàu qua lại. Chính vì vậy, chi phí vận chuyển qua tuyến hàng hải này khá thấp. 
  • Tuyến đường này nằm khá xa bờ chính vì vậy khả năng xử lý sự cố gặp nhiều khó khăn.
  • Ở tuyến đường này thời tiết thường có nhiều bão, gió to, sóng và lốc xoáy vào hầu hết các thời gian trong năm.
tuyến đường hàng hải quốc tế
Các tuyến đường từ Việt Nam sang châu Mỹ

Tuyến đường đi qua kênh Panama

  • Độ dài tuyến đường: 10.850 hải lý.
  • Với tuyến đường này tàu bắt đầu khởi hành từ Việt Nam để đến Philipin qua Thái Bình Dương rồi đến kênh đào Panama. Sau đó tàu phải vượt qua quả đồi cao 26m trên mực nước biển mới có thể cập bến tại cảng Cuba hoặc các nước Trung Mỹ.
  • Đây là tuyến đường có độ dài ngắn nhất trong 3 tuyến đường. Vì vậy chi phí qua kênh thấp. Bên cạnh đó, tuyến đường đi qua kênh Panama đương đối đơn giản và không gặp nhiều trở ngại khó khăn.
  • Thời tiết tại tuyến hàng hải này rất thuận lợi. Hạn chế tối đa các sự cố cho các tàu khi đi qua đây.

2.2. Tuyến đường biển từ Việt Nam sang châu Âu

Tuyến đường biển từ Việt Nam sang châu Âu được coi là một trong những tuyến đường quốc tế dài nhất tại Việt Nam, tuyến đường bao gồm rất nhiều chặng. Chặng đầu tàu bắt đầu xuất phát từ biển Đông đi đến Singapore. 

Tại đây, các tàu dừng chân để mua nhiên liệu và hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết. Sau đó, tàu tiếp tục di chuyển qua quần đảo Malaysia tiến vào Ấn Độ Dương, trước khi đặt chân tới Biển Đỏ. Tàu đi theo hướng kênh đào Suez để đến vùng biển Địa Trung Hải.

tuyến đường biển quốc tế
Tuyến đường từ biển Việt Nam sang châu Mỹ

Từ vùng biển Địa Trung Hải, tàu có thể di chuyển đến rất nhiều quốc gia khác nhau như Ý, Pháp, Bulgaria,... Ngoài ra tàu còn có thể đi qua eo Ixtanbul vào cảng Costanza, Odessa, Vacna. Hoặc tàu qua eo Gibranta để đến các quốc gia Bắc Âu; kênh Keil vào biển Baltic đi vào cảng Phần Lan, Ba Lan, Đức, Thụy Điển.

2.3. Tuyến đường biển Việt Nam –  Hồng Kông – Nhật Bản

Tuyến đường biển Việt Nam –  Hồng Kông – Nhật Bản là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng trong việc kết nối Việt Nam với quốc tế. Bên cạnh đó, tuyến đường này còn đóng vai trò rất lớn đối với các quốc gia khu vực châu Á.

tuyến đường hàng hải quốc tế
Tuyến đường Việt Nam - Hồng Kông - Nhật Bản

Thời tiết Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với thời tiết Việt Nam. Biển Hồng Kông có dòng hải lưu ổn định, thủy triều đều. Tuy nhiên, khi lên tới phía Bắc phải chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Vào tháng 6 - 7 mưa xuất hiện nhiều, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có bão, mùa đông tháng 11 đến tháng 4 xuất hiện nhiều sương mù.

Giống với Hồng Kông, Nhật Bản cũng bị tác động bởi gió mùa Đông Bắc. Vì vậy bão có thể xuất hiện vào tháng 8 - 9. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn bị ảnh hưởng bởi 2 dòng hải lưu và chế độ nhật triều với biên độ giao động lên tới 2m.

3. Các tuyến đường biển quốc tế trọng yếu nổi bật

Trên thế giới có rất nhiều các tuyến đường biển quốc tế khác nhau. Tuy nhiên các tuyến hàng hải cố định thường tập trung cố định tại Tây Âu và di chuyển đến các lục địa khác. Nổi bật là các tuyến đường:

  • Tuyến Châu Âu – Nam Mỹ
  • Tuyến Châu Âu – Úc, New Zealand
  • Tuyến Nhật – Mỹ – Canada
  • Tuyến Tây Âu, Bắc Âu – Mỹ
  • Tuyến Tây Âu – Mỹ – Canada
  • Tuyến Tây Âu – Châu Phi
  • Tuyến Châu Âu – Mỹ – Nhật, Indonesia
  • Tuyến Viễn Đông – Vùng Ấn Độ Dương,…
tuyến đường biển quốc tế
Một vài tuyến đường biển nổi bật

>>>> ĐỌC THÊM: Tìm hiểu khái quát giao thông vận tải đường biển nước ta

4. Vận tải đường biển quốc tế có tầm quan trọng ra sao?

Tuyến đường biển quốc tế được hình thành theo sự phát triển của thương mại, góp phần đẩy mạnh giao lưu, kết nối giữa các châu lục với nhau. Chính vì vậy, đường hàng hải quốc tế luôn đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia, tiêu biểu như:

  • Vận tải đường biển giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất các ngành kinh tế, mở ra cơ hội buôn bán, làm ăn mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ.
  • Vận chuyển đường biển quốc tế là cầu nối giao thương giữa các quốc gia lục địa. Từ đó giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ, tăng cường hợp tác tốt đẹp giữa các nước trên thế giới.
  • Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của nước ta cũng như với thế giới. Riêng ở Việt Nam đã có rất nhiều cảng lớn nhỏ khác nhau để giao lưu tàu thuyền hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước châu lục.
  • Vận tải đường biển phát triển góp một phần vào việc giải quyết nhu cầu việc làm cho mọi người.
các tuyến đường biển quốc tế
Đường biển quốc tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển thương mại

5. Các tuyến đường vận tải biển nội địa đang khai thác hiện nay

Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế ngày càng đa dạng, Việt Nam không ngừng cải thiện và khai thác các tuyến đường biển quốc tế. Một vài tuyến đường hàng hải đang được khai thác tại nước ta như:

  • Tuyến vận tải đường biển Bắc Trung: Tuyến đường cho phép các tàu thuyền đi qua cảng từ miền Bắc đến miền Trung.
  • Tuyến vận tải đường biển Bắc Nam: Đây là tuyến đường hàng hải lớn nhất nước ta hiện nay. Trải dài từ Bắc vào Nam đi qua hầu hết các cảng biển lớn nhỏ trong nước.
  • Các tuyến vận tải đường biển khác: TP Hồ Chí Minh – Hà Nội, TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ, TP.HCM – Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh – Nghệ An… cùng rất nhiều các tuyến đường khác nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển, giao lưu hàng hóa.
tuyến đường hàng hải quốc tế
Một vài tuyến đường nội địa phổ biến hiện nay

>>>> DÀNH CHO BẠN: Vận chuyển đường biển nội địa là gì ? Tổng quan và lưu ý

6. Lợi ích từ các tuyến đường biển quốc tế đối với Việt Nam

Hiện nay, các tuyến đường biển quốc tế đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Nhờ các tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam đã:

  • Hình thành được các tuyến đường vận tải container biển đi châu Á, châu Âu, Mỹ trực tiếp mà không phải thông qua nước thứ ba. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí vận tải và thời gian vận chuyển.
  • Việt Nam trở thành một trong 3 nước có sản lượng hàng hóa thông qua và tuyến vận tải lớn nhất trong khu vực cùng Singapore và Malaysia.
  • Tổng sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam vẫn có xu hướng tăng mặc dù phải chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế.
tuyến đường hàng hải quốc tế
Nhờ các tuyến đường quốc tế Việt Nam đã ghi nhận được rất nhiều thành tựu kinh tế

Bài viết trên là những thông tin về các tuyến đường biển quốc tếDolphin Sea Air muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các tuyến đường vận tải quốc tế và biết thêm nhiều tuyến đường mới hơn nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT:

Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xuất Khẩu Hàng Hóa Tháng 8/2024: Tăng Trưởng Vững Vàng Tháng 8/2024 đã mang lại thành công lớn tr..
Tổng quan về xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2024 Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 2 ..
Dưới đây là những điểm nổi bật mà quý khách hàng cần lưu ý: 1. Giá Cước Vận Tải Biển: Tình Hình v..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..