Tìm Hiểu Khái Quát Giao Thông Vận Tải Đường Biển Nước Ta
Giao thông vận tải đường biển góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và thương mại của đất nước. Vậy giao thông đường biển có đặc điểm gì? Vai trò của ngành giao thông đường biển như thế nào? Hãy cùng Dolphin Sea Air tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Đôi nét về mạng lưới giao thông vận tải đường biển Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và tăng trưởng kinh tế, ngành giao thông vận tải đường biển ở Việt Nam đang trở thành một phần quan trọng của vận tải hàng hóa trong logistics quốc tế. Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài 3260km và rộng hơn 1 triệu km2, vị trí chiến lược giữa các tuyến đường thương mại quan trọng. Việt Nam đã phát triển một mạng lưới Vận tải đường biển đa dạng.
Các cảng biển lớn như Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng vận chuyển hàng hóa và kết nối với thị trường quốc tế. Sự gia tăng mật độ vận chuyển hàng hóa trên biển, là một dấu hiệu cho thấy sự phồn thịnh và phát triển của ngành này.
Việt Nam cũng tham gia vào các hiệp định và hợp tác quốc tế về vận tải đường biển, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành. Với biên giới giáp biển Đông và vùng biển rộng lớn, Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong con đường giao thương hàng hóa quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Hoạt động thương mại trên biển Đông trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra sôi động. Đây là minh chứng cho phát triển của mạng lưới vận tải đường biển của Việt Nam. Điều này không chỉ đánh dấu sự phát triển toàn diện của nền kinh tế và xã hội mà còn tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho ngành này trong tương lai.
2. Một số đặc điểm của ngành vận tải đường biển hiện nay
Đôi nét về mạng lưới giao thông vận tải đường biển đã được Dolphin Sea Air chia sẻ bên trên. Tiếp theo, mời bạn cùng tìm hiểu một số đặc điểm của ngành vận tải đường biển hiện nay:
2.1 Ưu điểm của giao thông vận tải biển
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vận tải đường biển còn mang lại nhiều ưu điểm như sau:
- Vận tải đường biển có khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn.
- Đây là hình thức vận chuyển có chi phí thấp.
- Loại vận tải này có tính an toàn cao và đóng góp vào việc mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển.
- Đặc biệt, ở Việt Nam, hoạt động vận tải đường biển đang trở thành yếu tố quan trọng trong hệ thống vận chuyển quốc tế. Đồng thời, phương thức này còn đóng vai trò quan trọng trong thị trường biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
2.2 Nhược điểm của ngành vận tải đường biển
Nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường biển của nước ta như sau:
- Vận chuyển đường biển không thể thực hiện giao hàng trực tiếp đến địa điểm trên đất liền. Do đó cần phải kết hợp với các phương thức vận tải khác.
- Vận tải biển thường tốn một khoảng thời gian đáng kể. Vì thế, phương thức này không hoàn toàn thích hợp với nhu cầu chuyển phát nhanh hàng hóa.
- Giao thông biển chịu ảnh hưởng đáng kể từ các yếu tố tự nhiên.
- Tốc độ của tàu thường khá thấp. Do đó tốc độ vận chuyển hàng hóa sẽ bị hạn chế.
3. Lưu ý cần biết về giao thông vận tải đường biển
Trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, bạn cần tìm hiểu những lưu ý về giao thông vận tải đường biển. Dolphin Sea Air sẽ chia sẻ những lưu ý này cho bạn dưới đây:
3.1 Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Khối lượng hàng có tác động đến chi phí vận chuyển, quy trình đóng gói và sự lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi thực hiện vận chuyển quốc tế bằng đường biển, bạn cần xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa. Ngoài ra, bạn cần biết trọng lượng hàng hóa được tính theo giá trị nào cao hơn.4
3.2 Cách tính số lượng kiện trên container
Công thức tính số lượng container hiện tại như sau:
- Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3)
- Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3)
- Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3)
- Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiện(m) = Dài x Rộng x Cao
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Các loại Container đường biển phổ biến nhất hiện nay
3.3 Phương thức vận tải bằng đường biển
Có 3 phương thức vận tải trong ngành giao thông vận tải đường biển nước ta như sau:
- Vận chuyển bằng container
- Vận chuyển bằng sà lan đối
- Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.
Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng và tối ưu chi phí, thì hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình như: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp.
>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Phân loại các loại tàu biển phổ biển trong vận tải đường biển
4. Vai trò của ngành giao thông vận tải đường biển của nước ta
Vận chuyển đường góp phần quan trọng và kinh tế và thương mại của đất nước. Đồng thời, phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn có vai trò như sau:
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao thương quốc tế.
- Vận tải đường biển đóng góp vào sự phát triển của hoạt động buôn bán và thay đổi cơ cấu thị trường quốc tế.
- Ngành giao thông vận tải đường biển thúc đẩy hoạt động mua bán và giao thương quốc tế trong nước phát triển.
- Giao thông vận tải biển ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế hiện nay
5. Những mặt hàng có thể vận tải bằng đường biển
Vận tải đường biển chấp nhận vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa không nằm trong danh mục hàng cấm vận chuyển. Đối với những hàng hóa mà các phương thức vận chuyển khác từ chối, thì vận tải đường biển đã trở thành lựa chọn lý tưởng.
Để tối ưu hóa quá trình vận chuyển, những mặt hàng có thể vải tải bằng đường biển như:
- Hàng dễ bị tác động bởi môi trường: thuốc lá, gia vị, chè…
- Hàng hóa có tính chất lý hóa: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa có tính nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, một số loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…
- Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: các loại vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp
6. Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường biển
Hàng hóa khi trước khi được gửi đến người phải trải qua quy trình vận chuyển. Dưới đây là quy trình vận tải hàng hóa của Dolphin Sea Air:
- Bước 1: Đơn vị vận chuyển tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng
- Bước 2: Dolphin Sea Air kiểm tra và báo giá cho khách
- Bước 3: Thông báo booking đến khách và lấy container rỗng
- Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất
- Bước 5: Đóng hàng và hạ container hàng hóa trước closing time
- Bước 6: Chuẩn bị chứng từ kê khai hải quan
- Bước 7: Thông quan xuất hàng (với hàng xuất khẩu)
- Bước 8: Phát hành vận đơn
- Bước 9: Giao hàng cho hãng tàu/ kho hàng của đơn vị vận chuyển. Nếu là hàng FCL (Full Container Load) thì hàng được giao đến bãi cảng của hãng tàu
- Bước 10: Thanh toán chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan
- Bước 11: Hàng được gửi đi và đến cảng, bốc dỡ hàng và gửi thông báo hàng đến người nhận
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ A - Z
7. Sự khác biệt vận tải đường biển so với những phương thức khác
Để bạn có thể phân biệt rõ nét hơn về hình thức vận chuyển đường biển so với các loại khác. Dưới đây chúng tôi sẽ tiến hành so sánh giao thông vận tải đường biển nước ta với các phương thức khác:
- Vận chuyển được khối lượng hàng lớn, vượt trội so với đường bộ và hàng không.
- Chuyên chở mọi loại hàng hóa, ngoại trừ những hàng hóa nghiêm cấm.
- Cước phí vận chuyển thường rẻ hơn so với các phương thức khác.
- Tính an toàn cao do ít xảy ra va chạm giữa các tàu hàng.
- Tốc độ di chuyển chậm, vận chuyển mất từ 4-5 ngày trở lên, so với đường sắt và đường bộ chỉ mất khoảng 1 ngày và hàng không chỉ mất từ 1-2 giờ đồng hồ.
- Thủ tục vận chuyển đường biển phức tạp và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết và điều kiện tự nhiên.
8. Các loại cước phí trong giao thông vận tải đường biển
Trong giao thông vận tải đường biển, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều loại phí và phụ phí khác nhau. Những chi phí và phụ phí này bao gồm:
- Phí EBS - Emergency Bunker Surcharge: Phụ phí xăng dầu khẩn cấp cho các tuyến hàng giao nhận đến các quốc gia châu Á.
- Phí chứng từ: Chi phí này liên quan đến việc hãng tàu thực hiện thủ tục và vận đơn cho lô hàng.
- Phí CFS - Container Freight Station fee: Chi phí cho lô hàng lẻ xuất nhập khẩu.
- Phí CIC CIC - Container Imbalance Charge: Chi phí để bù đắp sự mất cân đối về vỏ container.
- Phí Handling: Chi phí của đại lý theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa và khai báo Manifest với cơ quan chức năng trước khi tàu đến cảng.
- PCS - Port Congestion Surcharge: Phụ phí do tắc nghẽn cảng có thể làm tàu chậm trễ, gây ra nhiều chi phí phát sinh.
- Phí THC - Terminal Handling Charge: Phí thu trên mỗi container để đền bù cho các hoạt động tại cảng như tập kết container, xếp dỡ hàng hóa và các hoạt động khác.
- O/F - Ocean Freight: Chi phí vận chuyển từ cảng này đến cảng khác hay còn gọi là cước đường biển.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN: Bảng giá cước vận tải biển cập nhật mới nhất theo ngày
9. Cách tính các cước phí vận tải đường biển
Bạn đã biết cách tính các cước phí vận tải đường biển chưa? Nếu chưa thì Dolphin Sea Air sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn dưới đây:
9.1 Đối với hàng nguyên container - FCL
Những đơn vị tính phí trong vận tải đường biển cho hàng Full Container Load (FCL) thường được tính theo đơn vị container, bill hoặc shipment. Dưới đây là cách tính phí cho hàng FCL:
- Tính theo đơn vị container: Lấy giá cước (Ocean Freight) nhân với số lượng container được vận chuyển.
- Tính theo đơn vị Bill hoặc shipment: Lấy giá cước (Ocean Freight) nhân với số lượng bill hoặc shipment được tạo ra.
Điều này có nghĩa là nếu chi phí được tính theo container, bạn sẽ tính tổng chi phí bằng cách nhân giá cước với số lượng container bạn vận chuyển. Ngược lại, nếu chi phí được tính theo bill hoặc shipment, bạn sẽ nhân giá cước với số lượng bill hoặc shipment tương ứng.
9.2 Đối với hàng lẻ - LCL
Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính chính:
- Trọng lượng thực của lô hàng (được cân):
- Đơn vị tính: KGS (kilogram).
- Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng):
- Đơn vị tính: CBM (cubic meter).
Tiếp theo, áp dụng công thức sau:
- Nếu trọng lượng là dưới 1 tấn và thể tích dưới 3 CBM: Hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS.
- Nếu trọng lượng là 1 tấn trở lên hoặc thể tích từ 3 CBM trở lên: Hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM.
Với công thức này, bạn có thể chủ động tính toán và cân đối giá cước vận chuyển hàng hóa trước. Đồng thời, bạn có thể dự trù chi phí vận tải và lựa chọn đơn vị vận tải có mức giá phù hợp nhất.
Bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin về giao thông vận tải đường biển nước ta. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ và thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển một cách thuận lợi. Nếu bạn cần được tư vấn về quy trình vận tải hàng hóa đường biển thì hãy vui lòng liên hệ đến hotline của Dolphin Sea Air: 1900986813.
>>>> DÀNH CHO BẠN:
- Ocean freight (o/f) là gì? Các loại phụ phí của vận tải biển
- Các loại chứng từ vận tải đường biển quan trọng cần biết