Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển Đầy Đủ Nhất

0/5
(0 bình chọn)

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi vì đây là một trong những hình thức vận chuyển phổ biến với các công ty có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng. Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về loại hình này, cũng như quy trình nhập khẩu hàng hóa ra sao. Dolphin Sea Air sẽ giới thiệu đến bạn các bước trong chi tiết cũng như các vấn đề liên quan được cập nhật mới nhất.

>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ A - Z

Mục lục bài viết

1. Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất

Khi nắm rõ và thực hiện theo tuần tự các bước trong quy trình nhập khẩu đường biển, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được thông quan, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí giao nhận của dịch vụ vận tải đường biển. Hãy cùng tìm hiểu qua cụ thể các bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển bên dưới đây:

1.1 Đặt lịch tàu (booking tàu)

Booking tàu chính là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Tuy nhiên, trước đó thì giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đã bàn bạc và ký kết hợp đồng (sale contract) thành công.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Lịch booking tàu nên lên trước 1 tuần

Thông thường, các hãng tàu uy tín và nổi tiếng thường hết chỗ rất nhanh và lịch cũng được lên trước từ 1 tuần trở lên. Do vậy, doanh nghiệp cần phải đặt lịch trước với các hãng tàu càng sớm càng tốt, đặc biệt là vào mùa cao điểm. 

Trong bước này, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin cần thiết, liên quan đến lô hàng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ - Forwarder (FWD). Từ đó, họ có thể tìm kiếm đối tác về hãng tàu phù hợp theo như hợp đồng và yêu cầu cam kết với doanh nghiệp.

Một số những thông tin mà doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ cho đơn vị FWD để booking tàu chở hàng là:

  • Port of loading - Cảng đi: Khu vực hàng hóa được xếp lên tàu.
  • Cảng chuyển tải: transit (chuyển tải) và direct (đi thẳng). Hình thức sẽ được 2 bên thống nhất để lựa chọn cho phù hợp.
  • Port of discharge - Cảng đến: Khu vực container hạ xuống.
  • Tên và trọng lượng hàng hóa: Dựa vào hồ sơ chứng từ để cung cấp đúng và đủ.
  • ETD - Thời gian tàu chạy: Ngày xuất phát dự kiến.
  • Thời gian đóng hàng hóa: Phụ thuộc vào trao đổi và thoả thuận của 2 bên.
  • Các yêu cầu riêng khác: Loại container, kích cỡ container, nhiệt độ bảo quản hàng,...

1.2 Kiểm tra và xác nhận booking

Tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển là kiểm tra và xác nhận booking tàu. Những thông tin cần phải được kiểm tra kỹ càng bao gồm:

  • Địa chỉ cảng đi và đến của lô hàng: Doanh nghiệp phải kiểm tra lại thông tin nơi đi và đến đã chính xác chưa. Bởi vì, yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến lộ trình chuyến đi.
  • Độ thông gió và nhiệt độ: Kiểm tra thông số về nhiệt độ và độ thông gió cho chính xác, theo yêu cầu của mặt hàng. Từ đó hàng hóa được bảo quản đúng cách. Một số mặt hàng đông lạnh (bảo quản nhiệt độ âm) thì sẽ không có thông số về độ thông gió.
  • Kích cỡ và loại container: Kích cỡ 40’ hay 20’, container loại cao hay thường, khô hay lạnh,... cần phải kiểm tra tất cả đúng theo yêu cầu trao đổi từ trước.

Nếu có sai sót về các thông tin trên, doanh nghiệp phải yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ chỉnh sửa và bổ sung ngay. Booking sẽ chỉnh sửa đến khi đúng với yêu cầu ban đầu đã thỏa thuận.

các bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Các thông tin trong booking phải chính xác

1.3 Theo dõi trình trạng đóng hàng và thông tin liên quan

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, bước theo dõi giám sát quy trình đóng hàng sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ FDW thực hiện. Trong đó, đơn vị vận chuyển sẽ cập nhật liên tục tiến trình đóng hàng và thông báo cho doanh nghiệp và đối tác của họ nắm thông tin.

Những thông tin về tình trạng lô hàng mà doanh nghiệp quan tâm như sau:

  • Ảnh container rỗng: Điều này nhằm chứng tỏ container không hư hại, đảm bảo chất lượng cho quá trình vận chuyển. Trường hợp nếu có hư hại container sẽ do doanh nghiệp chi trả cho hãng tàu.
  • Đối với mặt hàng đông lạnh: Bảng nhiệt độ cần được cập nhật chính xác tại thời điểm đóng hàng và vận chuyển. Hình ảnh bảng nhiệt độ được chụp và lưu lại theo đúng quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.
quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Hình ảnh hàng hóa phải được lưu lại cẩn thận

1.4 Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng

Chứng từ và hồ sơ liên quan chính là giấy tờ quan trọng khi thông quan. Để thực hiện đúng quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, doanh nghiệp nên tìm hiểu lô hàng cần những loại chứng từ nào. Sau đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị trước các chứng từ đó theo yêu cầu.

 quy trình nhập khẩu hàng nguyên container bằng đường biển
Hồ sơ và chứng từ hàng hóa phải khớp với nhau

Các thông tin trong chứng từ phải khớp với nhau và mang tính hợp pháp. Nếu có bất cứ sai sót từ giấy tờ, lô hàng của bạn thì lô hàng có thể sẽ bị yêu cầu giữ lại kiểm tra từ phía hải quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN: Các loại chứng từ vận tải đường biển quan trọng cần biết

1.5 Đơn vị nhập khẩu nhận thông báo khi hàng đến

Arrival notice (thông báo hàng đến) là thông báo về thời gian dự kiến lô hàng cập bến. Thời gian này sẽ được gửi từ hãng tàu hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng đến trước 1 ngày. Khi nhận được thông báo đó, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị những giấy tờ cần thiết, chứng minh lô hàng là của mình để nhận lệnh giao hàng (D/O). Các loại giấy tờ cần phải có:

  • Bản gốc vận đơn
  • Giấy giới thiệu nhận hàng 
  • Giấy tờ ủy quyền nhận hàng (nếu có theo yêu cầu)
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Arrival Notice thường được gửi trước 1 ngày cho doanh nghiệp

1.6 Đăng ký các chứng nhận liên quan 

Mỗi một loại hàng hóa sẽ thường khác nhau về mẫu mã, HS code,... Tùy theo quy định cho từng mặt hàng của luật pháp, mà doanh nghiệp dựa theo để đăng ký giấy chứng nhận cho lô hàng. Nếu không có đăng ký giấy chứng nhận, lô hàng sẽ không được thông quan. Chính điều này cũng gây ra sự ách tắc, cản trở thủ tục và quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển làm hàng của cơ quan hải quan.

 quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Hàng hóa muốn nhập khẩu phải đăng ký chứng nhận

1.7 Khai báo hải quan hàng nhập

Các bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển gồm nhiều thủ tục phức tạp. Việc khai báo sẽ được thực hiện trên mẫu tờ khai của mặt hàng nhập khẩu. Cần phải chú ý đến mã số hàng hóa, vì đây là cơ sở để áp mức thuế thông quan phải nộp. Nếu không may áp sai mã hàng, thì tiền nộp thuế sẽ bị sai. Điều này gây ảnh hưởng đến việc cơ quan hải quan sẽ phạt hành chính và quy vào việc gian lận tiền nộp thuế. 

Đặc biệt, doanh nghiệp nhập khẩu hàng có thể làm công văn xin giải phóng hàng sớm và nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai báo hải quan. Điều này có thể được cơ quan chức năng xem xét và xử lý phương án tốt nhất cho doanh nghiệp.

quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Việc khai báo hàng nhập đường biển được quản lý rất nghiêm ngặt

Một số lô hàng có dấu hiệu bất thường, hải quan sẽ yêu cầu bên nhập khẩu giải trình về nguồn gốc, số lượng và giá trị lô hàng sau khi đã thông quan. Bước này sẽ khác với  quy trình xuất khẩu bằng đường biển nên doanh nghiệp cần chú ý.

Nếu so sánh quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển thì nhập khẩu hàng sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Các thông tin về mã số hàng hóa, đóng thuế suất nhập khẩu cần phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để thực hiện. Bởi vì, hàng hóa xuất khẩu thông thường mức chịu thuế là 0%. Nhưng đối với thuế suất mặt hàng nhập khẩu có nhiều mức áp dụng và đa dạng theo nguồn xuất xứ và loại hàng hóa.

Đối với nghiệp vụ tra cứu mã số hàng hóa và áp thuế suất hàng nhập khẩu, các bước phải được thực hiện kỹ càng như sau:

  • Bước 1: Thông tin về mức thuế suất và biểu thuế suất thường xuyên cập nhật do có sự thay đổi.
  • Bước 2: Tự tra mã số mặt hàng và áp mức thuế suất cho phù hợp với hàng hóa đó.
  • Bước 3: Kê khai đầy đủ các loại thuế dành cho những mặt hàng nhập khẩu phải chịu thuế. Điều này phải được thực hiện theo những quy định của pháp luật như Luật thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế giá trị gia tăng,…

1.8 Mở và thông quan tờ khai

Mở và thông quan tờ khai hải quan là bước tiếp theo của quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Các thủ tục hải quan đường biển phải thực hiện cho việc thông quan tờ khai được quy định như sau:

  • Luồng xanh: Doanh nghiệp cần đóng thuế và tiền thuế mới in được mã vạch. Sau đó sẽ tiến hành thanh lý và nhận hàng về.
  • Luồng vàng: Trong khoảng thời gian trước hoặc sau khi làm thủ tục mở tờ khai thì doanh nghiệp phải đóng thuế. Tiếp theo, doanh nghiệp thực hiện mở tờ khai, thanh lý và nhận hàng về.
  • Luồng đỏ: Tương tự quy định cho hàng hóa ở luồng vàng. Tuy nhiên, ở bước mở tờ khai phải thực hiện thêm 1 thủ tục kiểm tra hàng hóa thực tế.

Để thực hiện được việc mở tờ khai trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Tờ khai phân luồng như trên
  • Giấy giới thiệu
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Danh sách hàng (Packing list)
  • Đơn vận (Bill of lading)
  • Các chứng từ liên quan (giấy CO-CQ, giấy được phép nhập khẩu, hóa đơn cước phí,...)

Các chứng từ trên sau khi nộp lên sẽ được cơ quan kiểm tra sự đầy đủ, chính xác và hợp lệ. Nếu không có sai sót cơ quan hải quan sẽ tiến hành thông quan hàng hóa trên hệ thống đúng theo quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển.

các bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Hàng hóa nhập cũng được phân luồng như quy trình xuất hàng bằng đường biển

1.9 Thanh lý tờ khai

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, nếu nộp xong các loại thuế và mở tờ khai thành công, doanh nghiệp mới có thể in mã vạch. Mã vạch cùng với tờ khai sau khi được in ra sẽ được nộp lại cho hải quan giám sát. Lưu ý, doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp ít nhất là 2 bộ hồ sơ, chứng từ. Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và đóng dấu lên mã vạch. Hồ sơ sẽ trả cho doanh nghiệp 1 bộ và cơ quan hải quan sẽ giữ 1 bộ.

quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển
Doanh nghiệp cần giữ 1 bản hồ sơ thanh lý tờ khai

1.10 Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi thực hiện xong phần thanh lý tờ khai, doanh nghiệp sẽ mang D/O (Còn thời hạn) đến phòng Thương vụ cảng để đóng tiền và in phiếu Phiếu EIR (Phiếu nâng container). Sau đó, tài xế vận tải hàng sẽ nhận các chứng từ để vận chuyển về kho riêng gồm:

  • Giấy mượn container
  • Phiếu EIR
  • D/O

Theo quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, tài xế trước khi ra khỏi cảng sẽ xuất trình các loại giấy tờ trên cho hải quan giám sát cổng. Sau đó, tài xế có quyền đưa các container hàng của mình ra khỏi cảng về kho.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Quy trình vận chuyển hàng về kho

1.11 Rút hàng và trả xe rỗng

Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, rút và trả xe rỗng cũng là một bước cần kiểm tra kỹ lượng. Các thông tin mà doanh nghiệp phải ưu tiên kiểm tra khi xe về kho là:

  • Seal hàng hóa: Doanh nghiệp phải kiểm tra seal hàng trên thực tế có khớp với Bill (vận đơn) không? Seal có bị cắt hay làm giả không? Lưu ý là chụp hình lại trước khi Seal được cắt.
  • Lưu trữ hình ảnh: Hình ảnh nên chụp ở cả mặt trong và mặt ngoài, ván sàn, 2 cửa container, lỗ thông gió, chuôi cắm điện. Mục đích lưu giữ tình trạng container sẽ được áp dụng trong trường hợp nếu hàng bị hư hại chi phí sửa chữa, sẽ được xác định theo bằng chứng đã ghi nhận.
  • Hàng nguy hiểm: Doanh nghiệp sẽ có bước lột tem nguy hiểm trước khi trả container rỗng theo quy định hãng tàu. Nếu không thực hiện việc này sẽ bị phạt tiền.
  • Trả container: Sau khi rút hàng ra khỏi container, tài xế sẽ mang container rỗng trả lại cho ICD hoặc cảng, theo yêu cầu đã được ghi trên giấy mượn container.
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Trả container rỗng

1.12 Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Bộ hồ sơ và chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu cần được lưu trữ, cất giữ cẩn thận. Bước này trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển nhằm để đối chiếu sau này, nếu có xảy ra trường hợp phát sinh, khiếu nại. Hồ sơ chứng từ cũng là bằng chứng để phục vụ quá trình kiểm tra của các cơ quan chức năng liên quan.

Hiện nay, chính sách thông quan hàng hóa của nước ta đang tinh giản quy trình và thực hiện số hóa vào quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian lưu kho bãi tại cửa khẩu. Bên cạnh đó, giảm áp lực cơ sở hạ tầng, tạo sự thông thoáng cho khu vực cảng vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện thủ tục thông quan nghiêm chỉnh để các cơ quan kiểm tra lại.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Lưu trữ hồ sơ đúng quy định pháp luật Việt Nam

Trên đây là các bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, mà Dolphin Sea Air muốn gửi đến các doanh nghiệp để thực hiện đúng theo quy định. Tùy thuộc vào từng lô hàng, điều kiện giao hàng có những yêu cầu khác nhau. Bên cạnh đó, tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên mà mức phí vận chuyển, trách nhiệm cũng thay đổi phù hợp. Trong quy trình này ở trên sẽ thường phát sinh thêm vấn đề. Do vậy, người thực hiện nghiệp vụ thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa cần có sự linh hoạt, nhanh nhạy và nắm bắt thị trường cũng như quy định nhà nước.

2. Các hình thức nhận hàng hóa bằng đường biển cần biết

Tùy theo mặt hàng, bên nhập khẩu hàng cần có những thủ tục và hình thức vận chuyển tương ứng. Có nhiều hình thức hàng gửi như: hàng lưu kho, hàng lẻ LCL, hàng nguyên công FCL,… Từ đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chọn cách thức nhận hàng phù hợp. Nghiệp vụ trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển được quy định theo từng trường hợp cụ thể như dưới đây:

2.1. TH1: Quy trình hàng hóa lưu kho bãi tại cảng

Hàng nhận trực tiếp từ tàu biển:

  • Cung cấp cargo manifest (bảng lược khai hàng hóa) và sơ đồ bố trí hàng cho bộ phận bốc xếp để điều động phương tiện vận tải phù hợp.
  • Kết hợp với đại diện hãng tàu và cảng biển để kiểm tra tình trạng tàu và container. Trong trường hợp phát sinh bất ổn, sẽ tiến hành lập biên bản ngay lúc đó. Nghiêm trọng hơn sẽ mời cơ quan giám định nếu cần.
  • Tổ chức bốc dỡ hàng và vận chuyển về kho bãi riêng của doanh nghiệp. Theo dõi, đếm kiểm và phân loại mặt hàng để thực hiện bảng tally sheet (bảng kiểm kê). Vận chuyển lô hàng hóa vào kho theo phiếu vận chuyển đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa. Thông tin bao gồm: chủng loại, số lượng, số vận đơn, tình trạng của mặt hàng… Sau mỗi ca, việc đối chiếu và ký xác nhận đều phải thực hiện nghiêm ngặt.
  • Lập bản kết toán nhận hàng với tàu đã vận chuyển. Dựa trên bản kiểm kê đã có chữ ký các bên phía trên, nếu hàng hư hỏng, đổ vỡ phải lập giấy COR (xác nhận hàng hỏng). Trường hợp thiếu hàng so với hợp đồng và chứng từ phải lập giấy CSC (biên bản hàng thiếu).

Nhận hàng từ cảng biển

  • Chuẩn bị và mang theo giấy báo nhận hàng và hồ sơ, chứng từ nhận. Đặc biệt, hồ sơ phải có D/O- Delivery order (lệnh giao hàng) để nhận lệnh giao hàng. Các hãng tàu lớn và uy tín thường sẽ thu vận đơn và lập thành 3 bản lệnh giao hàng cho doanh nghiệp.
  • Thanh toán chi phí lưu kho, bốc dỡ hàng hóa và lấy biên nhận thu tiền.
  • Các lệnh giao hàng sẽ được gửi đến văn phòng quản lý tàu ký xác nhận và xác định hàng của doanh nghiệp đang ở vị trí nào. Văn phòng sau đó sẽ gửi 01 bản lệnh gốc cho doanh nghiệp, 01 lệnh đến bộ phận kho làm phiếu xuất. Thông thường, doanh nghiệp sẽ nhận hai bản phiếu xuất kho để nhận hàng.
  • Các thủ tục hải quan sẽ kết thúc cùng với thủ tục nhận hàng. Doanh nghiệp sẽ thuê đơn vị vận chuyển nội địa đưa về kho của mình.

2.2. TH2: Các lô hàng không lưu kho bãi

Trường hợp nhập khẩu hàng có số lượng lớn theo chuyến tàu:

  • Doanh nghiệp mang vận đơn kèm với lệnh giao hàng đối chiếu với bản lược khai hàng hóa. Thông tin trùng khớp sẽ được lập hóa đơn cước bốc xếp hàng, cảng sẽ cấp lệnh giao hàng.
  • Quá trình bốc xếp, giao nhận hàng cùng lúc để lập và ký bản tổng kết giao nhận. Bản này mục đích xác nhận số lượng hàng lần nữa thông qua phiếu giao hàng, kiêm phiếu xuất. Nếu có hàng hư, đổ vỡ thì lập biên bản kiểm kê với tàu.

2.3. TH3: Quy trình nhập khẩu hàng nguyên container bằng đường biển

  • Quy trình nhập khẩu hàng nguyên container bằng đường biển có yêu cầu khi nhận hàng, doanh nghiệp mang giấy giới thiệu và vận đơn bản gốc đến hãng tàu để lấy lệnh giao.
  • Hàng hóa trên container sẽ được đưa về kho riêng, địa điểm kiểm hóa hoặc cảng cạn để kiểm đếm.
  • Trình hồ sơ chứng từ và lệnh giao hàng cho văn phòng quản lý tàu ở cảng biển để thực hiện công tác xác nhận lệnh giao hàng.
  • Doanh nghiệp lấy phiếu xuất kho và nhận hàng về.

2.4. TH4: Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển

  • Mọi trường hợp trong quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển, đều yêu cầu mang vận đơn hàng gom/ vận đơn bản gốc đến hãng tàu hoặc đơn vị chịu trách nhiệm vận tải. Điều này được thực hiện để doanh nghiệp lấy lệnh giao hàng.

  • Khi rút công hàng hóa, đưa vào kho hay bãi bảo quản hàng để kiểm hóa đều phải trả phí.

  • Sau khi kiểm hóa chuyên ngành, lô hàng sẽ đến văn phòng quản lý tàu ở cảng và xác nhận lệnh giao hàng thành công.
  • Nhận hàng tại các địa điểm CFS (điểm rút công) quy định và vận chuyển về kho đơn vị nhập khẩu hàng.

Các bước nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển khi nhận hàng được diễn ra nhanh chóng và cùng lúc với thủ tục thông quan. Vì vậy, đơn vị thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển phải thực hiện các thủ tục giấy tờ hải quan hoàn tất nhanh chóng, trước khi lấy hàng ra khỏi cảng biển.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Các bước thông quan và nhận hàng hóa nên diễn ra đồng thời để tiết kiệm thời gian, chi phí

Nếu chủ lô hàng nhập khẩu không có mặt kịp thời tại cảng hay điểm nhận lô hàng, thì cố gắng làm thủ tục hành chính và nhận hàng trong giờ làm việc theo quy định. Những khoản tiền và dịch vụ ngoài giờ có mức phí rất cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và cơ quan cảng biển cũng sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm đếm và giao nhận hàng. Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển không thể kéo dài quá lâu nên từ khi khai báo đến quy trình nhận hàng về, đơn vị nhập khẩu cố gắng hoàn thành sớm nhất.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tìm hiểu khái quát giao thông vận tải đường biển nước ta

3. Các lưu ý trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Để quy trình nhập khẩu hàng qua đường biển diễn ra thuận lợi, bạn cần phải hết sức cẩn thận và kỹ càng trong từng khâu. Có như vậy, hàng hóa mới được thông quan và giao nhận nhanh chóng. Một số lưu ý cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan nhập khẩu hàng:

  • Mỗi tờ khai chỉ có thể kê tối đa 50 loại hàng. Trường hợp số lượng hàng hóa vượt 50 mặt hàng, thì thực hiện nhiều tờ khai có liên kết số nhánh.
  • Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ báo lỗi và từ chối cấp tờ khai hải quan. Một số các mặt hàng ngoại lệ như vận chuyển nhằm mục đích cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì không cần làm tờ khai trên.
  • Chú ý phải lập danh sách các mặt  hàng chịu thuế VAT/ hàng miễn giảm/ hàng hóa với thuế suất đặc biệt. Điều này sẽ bảo vệ lợi ích cũng như giúp doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định pháp luật Việt Nam.
quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển nên phân loại hàng hóa

4. Báo giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển

Cước phí cho việc thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển sẽ không có mức phí chính xác. Mức phí có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp thực tế và thời điểm thực hiện vận chuyển. Bên cạnh đó, loại hàng hóa và khối lượng hàng khác nhau cũng sẽ có mức giá thay đổi tương ứng.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Báo giá cước vận chuyển hàng nhập mỗi đơn vị sẽ khác nhau

Doanh nghiệp có nhu cầu có thể liên hệ với một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển uy tín là Dolphin Sea Air. Doanh nghiệp nếu cần giải đáp thắc mắc, tư vấn về dịch vụ và nhận báo giá ưu đãi có thể liên hệ qua Hotline 1900986813 của công ty.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Bảng giá cước vận chuyển đường biển quốc tế container cập nhật mới nhất

5. Tại sao lựa chọn dịch vụ nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của Dolphin Sea Air ?

Dolphin Sea Air là một trong những đơn vị hàng đầu cả nước về cung cấp quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau, chúng tôi tự nhiên sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời về dịch vụ và giá cả cho khách hàng. 

quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Dolphin Sea Air là đơn vị hàng đầu về vận tải đường biển và các hình thức khác

Lý do Dolphin Sea Air có thể phát triển và ngày càng được nhiều doanh nghiệp/ đối tác lớn lựa chọn vì: 

  • Quy trình vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn.
  • Thời gian vận chuyển đáp ứng được yêu cầu của mọi doanh nghiệp.
  • Hệ thống mạng lưới đối tác về tàu biển, máy bay, xe vận tải rộng khắp toàn cầu với chất lượng tuyệt vời suốt 15 năm. 
  • Đội ngũ nhân viên tư vấn và vận chuyển giàu kinh nghiệm, tận tâm với từng đơn hàng.
 quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của Dolphin Sea Air chuyên nghiệp

Doanh nghiệp có có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vận tải nội địa và quốc tế hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây: 

Dolphin Sea Air Services Corporation

  • Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo
  • Địa chỉ trụ sở: Tầng 18, Epic Tower, 19 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Địa chỉ chi nhánh:
    • Hải Phòng: Tầng 3, số 274 đường Đà Nẵng, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
    • Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà Trực Thăng Miền Trung, đường Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 6, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình
  • Số hotline: 1900986813
  • Email: info@dolphinseaair.com

Trên đây là những thông tin cụ thể về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chi tiết nhất. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hãy luôn theo dõi và lựa chọn Dolphin Sea Air để đồng hành cùng bạn trong các chuyến hàng quan trọng nhé! 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất

Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tổng quan về xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2024 Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 2 ..
Dưới đây là những điểm nổi bật mà quý khách hàng cần lưu ý: 1. Giá Cước Vận Tải Biển: Tình Hình v..
1. Tình Hình Xuất Khẩu Nửa đầu tháng 7 (từ ngày 1 đến 15/7), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Na..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..