Vận đơn đường hàng không - Airway Bill (AWB) là gì? Chức năng
Airway Bill (AWB) - vận đơn đường hàng không là một loại văn bản không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Đây được xem là loại chứng từ mà các hãng vận chuyển cấp cho chủ sở hữu hàng hoá. Hãy cùng Dolphin Sea Air đến với bài viết dưới để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé !
>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Chứng từ vận tải hàng không là gì? Quy định mới nhất 2024
1. Vận đơn hàng không - Air Waybill là gì?
Airway Bill (AWB) hay còn được gọi là vận đơn đường hàng không là một văn bản quan trọng mang tính pháp lý. Loại giấy này được cấp phát bởi hãng hàng không, đại lý hãng hàng không hoặc forwarder. Trong vận chuyển đường hàng không (Air cargo forwarder) thì AWB chứa các thông tin chi tiết về hàng hóa, dựa trên những thông tin được cung cấp bởi người gửi hàng.
AWB không chỉ là một chứng từ chứng nhận việc gửi và nhận hàng hóa mà còn là công cụ quan trọng cho quá trình theo dõi và quản lý lô hàng. Nó bao gồm thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá trị, điều kiện vận chuyển. Bên cạnh đó, nó còn gồm có các điều khoản và điều kiện khác, liên quan đến dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
2. Chức năng của vận đơn đường hàng không
Vận đơn đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Vận đơn này thực hiện hai chức năng chính:
Biên lai giao hàng cho người chuyên chở:
- AWB là bằng chứng hợp pháp về việc hàng hóa đã được giao cho hãng hàng không hoặc đại lý chuyển phát nhanh. Điều này giúp xác nhận việc chuyển giao hàng hóa từ người gửi đến người vận chuyển, tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển diễn ra mượt mà.
Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển:
- AWB thể hiện các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vận chuyển giữa người gửi và người vận chuyển.
- AWB là công cụ giúp theo dõi và quản lý lô hàng một cách chặt chẽ. Airway Bill không chỉ đảm bảo tính chính xác và pháp lý trong quá trình vận chuyển mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và giao tiếp giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng.
Lưu ý quan trọng, Airway Bill (AWB) không thể coi là chứng từ sở hữu và không thể chuyển nhượng như vận đơn đường biển. Trong một số trường hợp đặc biệt, để thanh toán qua thư tín dụng (L/C), bên mua và bán sẽ cần phải thảo luận và thực hiện một số thủ tục bổ sung. Ví dụ như việc có thư cam kết đảm bảo, thông qua việc yêu cầu ngân hàng “ký hậu” vào mặt sau AWB để có thể lấy hàng.
- Về trình tự: Sau khi người gửi hàng đã giao cho hãng vận chuyển và hoàn tất thủ tục hải quan xuất khẩu, hãng vận chuyển sẽ cấp vận đơn đường hàng không. Do thời gian vận chuyển bằng máy bay nhanh hơn so với tàu biển, một bộ AWB thường được gửi kèm với hàng hóa để mọi bên có thể tham chiếu nhanh. Điều này giúp người nhận hàng thực hiện thủ tục nhập hàng tại điểm đến một cách thuận lợi.
- Vận đơn gốc AWB sẽ được phát hành đồng thời cho nhiều bên như người chuyên chở, người nhận hàng, và người gửi hàng. Khi hàng đến nơi, người nhận hàng hoặc đại lý của họ có thể đến văn phòng hãng vận chuyển để nhận AWB cùng với bộ chứng từ gửi kèm theo hàng hóa. Tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng, người nhập khẩu cũng có thể nhận AWB và bộ chứng từ gốc thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh trước khi hàng đến, để bắt đầu thủ tục nhập khẩu một cách thuận tiện.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chứng từ vận tải hàng không là gì? Quy định mới nhất 2024
3. Phân loại vận đơn đường hàng không - AWB
Vận đơn hàng không sẽ được phân loại dựa trên người phát hành và việc gom hàng.Dựa vào vào người phát hành sẽ có 2 loại vận đơn quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển hàng không:
- Vận đơn của hãng hàng không (Airlines AWB): Nó được phát hành bởi hãng hàng không, vận đơn này thường kèm theo biểu tượng nhận dạng của hãng, chẳng hạn như logo hoặc mã nhận dạng độc quyền. Airlines AWB được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò là người chuyên chở hàng hóa.
- Vận đơn trung lập (Neutral AWB): Đâylà vận đơn tiêu chuẩn do IATA phát hành, Neutral AWB không chứa tên và biểu tượng của bất kỳ bên vận chuyển nào. Vận đơn được dùng khi người gom hàng hoặc đại lý của hãng hàng không thực hiện việc gom hàng.
Dựa vào việc gom hàng cũng có 2 loại vận đơn quan trọng trong vận chuyển theo đường hàng không:
- Vận đơn của người gom hàng (House AWB - HAWB): Đây là vận đơn mà người gom hàng cấp cho người gửi hàng khi người gửi hàng giao hàng lẻ cho họ. Đây là vận đơn gốc thường chứa mã số và tên của vận đơn chủ.
- Vận đơn chủ (Master AWB - MAWB): Vận đơn nàyđược hãng hàng không cấp cho người gửi hàng khi họ đặt chỗ cho lô hàng trực tiếp qua hãng hàng không. Giúp quản lý và kiểm soát toàn bộ lô hàng, đơn giản hóa quá trình vận chuyển đối với người gửi hàng và hãng hàng không.
4. Phân biệt khái niệm HAWB và MAWB
Có lẽ khái niệm về HAWB và MAWA còn xa lạ đối với nhiều người và 2 khái niệm này cũng dễ gây khó hiểu, nhầm lẫn. Hãy để Dolphin Sea Air giúp bạn phân biệt được hai khái niệm này nhé!
Thật ra HAWB (House Airway Bill) và MAWB (Master Airway Bill) đều một là loại vận đơn đường hàng không, nhưng chúng có nguồn gốc và chủ thể cấp phát khác nhau, tạo ra sự khác biệt quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa:
- HAWB (Vận đơn Nhà): Do người giao nhận hoặc đại lý của họ cấp phát. Thường được sử dụng khi chủ hàng đặt chỗ với hãng hàng không, bên phụ trách giao nhận sẽ cấp HAWB.
- MAWB (Vận đơn Chủ): Do hãng hàng không cấp. Sử dụng khi đến lượt người giao nhận đặt chỗ với hãng hàng không cho lô hàng, hãng hàng không sẽ cấp cho họ Master Airway Bill (MAWB).
>>>> ĐỌC THÊM: Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là gì?
5. Nội dung trên vận đơn hàng không - Airway Bill
Vận đơn đường hàng không là một biểu mẫu quan trọng trong ngành vận chuyển quốc tế, do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) quy định. Thông tin trên AWB được chia làm 2 phần gồm mặt trước và mặt sau.
5.1. Các nội dung mặt trước vận đơn đường hàng không
Mặt trước của Airway Bill (AWB) cho biết những thông tin chi tiết và quan trọng nhất về lô hàng, mà hãng hàng không vận chuyển cho các đơn vị Logistics/Freight Forwarders. Dưới đây là một tóm tắt về các thông tin chi tiết cung cấp trên mặt trước của AWB:
- Thông tin người gửi và người nhận hàng: Tên người gửi và người nhận hàng cùng địa chỉ chi tiết.
- Số vận đơn (AWB Number): Mã số duy nhất để định danh vận đơn trong hệ thống.
- Sân bay xuất phát: Địa điểm xuất phát của chuyến hàng.
- Tên và địa chỉ người đơn vị phát hàng vận đơn: Thông tin về đơn vị gửi hàng
- Tên đại lý chuyển chở: Xác định tên đại lý chuyển chở hàng hoá đó.
- Tuyến đường: Mô tả tuyến đường hoặc lộ trình dự kiến của chuyến đi.
- Thông tin chi tiết về lô hàng: Bao gồm giá trị kê khai của hàng hóa, giá trị bảo hiểm cho lô hàng, số lượng kiện hàng trong lô, chi phí và cước phí liên quan đến vận chuyển,...
- Thông tin về việc thanh lý chi phí vận chuyển của lô hàng: Chi tiết về việc thanh toán cước và chi phí vận chuyển, bao gồm thông tin về hình thức thanh toán trước hoặc trả sau.
- Tiền tệ: Loại tiền tệ sử dụng trong giao dịch và thanh toán.
- Cước phí và chi phí: Số liệu chi tiết về các cước phí và chi phí liên quan đến vận chuyển.
- Giá trị kê khai vận chuyển: Giá trị được ghi kê khai cho việc vận chuyển hàng hoá.
- Giá trị khai báo hải quan: Giá trị được khai báo với hải quan.
5.2. Các nội dung ở mặt sau - AWB
Mặt sau của Airway Bill (AWB) là nơi cung cấp một loạt các thông tin và điều khoản quan trọng về việc vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp hiểu rõ hơn về trách nhiệm và điều kiện của các bên liên quan.
Dưới đây là một tóm tắt và một số điểm quan trọng:
- Trách nhiệm của các bên liên quan: Mô tả giới hạn trách nhiệm của các bên để định rõ mức độ chịu trách nhiệm tài chính của họ.
- Quy định về loại hàng: Xác định rõ loại hàng hoá được chấp nhận để vận chuyển và quy định về các loại hàng hóa cấm hoặc hạn chế.
- Trọng lượng tính cước của hàng hoá: Quy định cách tính cước dựa trên trọng lượng của hàng hoá.
- Thời gian vận chuyển: Quy định về thời gian giao hàng ước tính.
- Bảo hiểm hàng hoá: Quy định về việc mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
- Các định nghĩa và luật áp dụng: Cung cấp các định nghĩa chính xác cho các thuật ngữ quan trọng trong văn bản như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thỏa thuận,...
- Thời hạn khiếu nại và giải quyết sự vụ: Mô tả quy trình khiếu nại và giải quyết tranh chấp, bao gồm thời hạn và các bước cụ thể để giải quyết mọi sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển.
6. Cách tra cứu vận đơn hàng không - AWB
Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển theo đường hàng không của Dolphin Sea Air bạn có thể tra cứu tình trạng đơn hàng của mình trên website của hãng. Có 2 giai đoạn tra cứu như sau:
6.1. Kiểm tra hàng hoá khi đã vào kho
Để tra cứu hàng hoá khi đã vào kho bạn hãy làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Vào trực tiếp website của Dolphin Sea Air
- Bước 2: Nhập số không vận đơn vào để tra cứu
6.2. Kiểm tra hàng hoá trong quá trình bay về
- Bước 1: Truy cập vào website của Dolphin Sea Air.
- Bước 2: Tìm phần tracking và nhập số AWB vào để có thể tra cứu thông tin mình cần.
- Bước 3: Chọn mục option hoặc direct.
- Bước 4: Nhập kết quả tra cứu chuyến bay.
Lưu ý: Airway Bill (AWB) không thể coi là chứng từ sở hữu và cũng không thể được nhượng lại như vận đơn đường biển. Trong một số trường hợp đặc biệt, để thanh toán qua thư tín dụng (L/C), bên mua và bán sẽ cần phải thảo luận và thực hiện một số thủ tục bổ sung, ví dụ như việc có thư cam kết đảm bảo, thông qua việc yêu cầu ngân hàng “ký hậu” vào mặt sau AWB để có thể lấy hàng.
7. Số lượng bản gốc và copy vận đơn đường hàng không - AWB
- Vận đơn đường hàng không (AWB) khi được phát hành thường được tổ chức thành một bộ gồm ít nhất 9 bản, gồm có 3 bản gốc (Original) và 6 bản sao (Copy) trở đi. Khi quy trình phát hành AWB được thực hiện, các bản này có các đặc điểm nhất định:
- Bản gốc 1 (Original 1) - Màu Xanh Lá Cây: Nó được giao cho người chuyên chở và chứa chữ ký của người gửi hàng, bản này sẽ được giữ lại làm chứng từ kế toán.
- Bản gốc 2 (Original 2) - Màu Hồng: Dành riêng cho người nhận hàng và được gửi cùng hàng hóa đến cho người nhận. Bản gốc 2 gồm có chữ ký của cả người gửi hàng và người chuyên chở.
- Bản gốc 3 (Original 3) - Màu Xanh Da Trời: Khác với bản màu hồng, bản này dành riêng cho người gửi hàng và là bằng chứng việc người vận chuyển đã lấy hàng. Bên này chứa chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng.
- Bản sao số 4 (Biên lai giao hàng) - Màu Vàng: Là biên lai giao hàng và dành cho người vận chuyển cuối cùng. Nó có chữa chữ ký của người nhận hàng và là sự xác nhận từ người nhận hàng về việc hàng đã được giao đến.
Các bản sao số 5 đến số 9 - Màu Trắng:
- Bản sao số 5: Dành cho sân bay đến và có sẵn tại sân bay đến.
- Bản sao số 6: Dành cho người vận chuyển thứ ba, khi hàng được chuyển tại sân bay thứ ba.
- Bản sao số 7: Dành cho người vận chuyển thứ hai, khi hàng được chuyển tại sân bay thứ hai.
- Bản sao số 8: Dành cho người vận chuyển thứ nhất, giữ lại khi làm hàng.
- Bản sao số 9: Dành cho đại lý, được giữ lại bởi đại lý hoặc người vận chuyển.
- Các bản sao số 10 đến 14: Những bản này chỉ được sử dụng trong trường hợp cụ thể khi cần thiết, thường chỉ dành cho người chuyên chở.
8. Quy trình phát hành vận đơn đường hàng không
Quy trình phát hành vận đơn hàng không được mô tả qua 6 bước như sau:
- Bước 1: Người gửi hàng chuyển giao các sản phẩm hoặc hàng hóa của mình cho người vận tải.
- Bước 2: Người vận tải tạo và phát hành vận đơn (gọi là AWB số 3) cho người gửi hàng. Đây là một tài liệu quan trọng để xác nhận thông tin về lô hàng.
- Bước 3: Hàng hóa được chuyển lên máy bay để bắt đầu hành trình di chuyển đến nước nhập khẩu.
- Bước 4: Người gửi hàng chuẩn bị bộ chứng từ cần thiết, có thể bao gồm AWB số 3 hoặc các tài liệu khác cho người nhận.
- Bước 5: Người nhận hàng đến sân bay theo địa chỉ và xuất trình các giấy tờ cần thiết cho đại lý của người vận tải.
- Bước 6: Sau khi kiểm tra và xác nhận giấy tờ, đại lý của người vận tải tại sân bay sẽ giao hàng cho người nhận hàng. Lưu ý không cần phải xuất trình AWB gốc, vì thông tin đã được xác nhận trước đó.
9. Một vài câu hỏi liên quan đến vận đơn hàng không
Sau đây là một vài câu hỏi mà mọi người thường hay thắc mắc về vận đơn đường hàng không. Hãy để Dolphin Sea Air giải đáp những băn khoăn này nhé!
- Vận đơn hàng không có nhượng lại được không?
Câu trả lời là không, AWB không thể chuyển nhượng lại giống như vận chuyển đường biển được.
- Vận đơn hàng không có bao nhiêu bản?
Khi được phát hành AWB thông thường được bố trí 9 bản trong đó có 3 bản gốc (màu xanh lá, hồng và xanh da trời) và 6 bản sao ( 1 bản màu vàng và 5 bản còn lại màu trắng).
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về vận đơn đường hàng không mà Dolphin Sea Air tìm hiểu được. Hy vọng rằng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ AWB và các quy trình để dễ dàng vận chuyển hàng hoá qua đường hàng không.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN:
- So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
- Cargo là gì? Tìm hiểu về phương thức vận chuyển Air Cargo