Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

So Sánh Vận Đơn Đường Biển Và Vận Đơn Hàng Không

0/5
(0 bình chọn)

Nếu bạn đang phân vân không thể so sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không khác nhau thế nào? Phân loại ra sao? Chức năng cụ thể của mỗi loại vận đơn là gì? Cũng như các thông tin liên quan về hai loại vận đơn phổ biến này. Hãy cùng Dolphin Sea Air tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây nhé!

>>>> DÀNH CHO BẠN: Vận đơn đường hàng không - Airway Bill (AWB) là gì? Chức năng

Mục lục bài viết

1. Vận đơn đường hàng không - Airway Bill (AWB) là gì?

Trước khi so sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm vận đơn hàng không nhé! Trong vận chuyển đường hàng không thì vận đơn đường hàng không - Airway Bill (AWB) là giấy chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không. Vận đơn sẽ được cấp bởi các hãng hàng không, đại lý hàng không hoặc forwarder dựa trên thông tin hàng hóa của khách hàng.

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Vận đơn đường hàng không - Airway Bill (AWB)

1.1. Chức năng của vận đơn hàng không

Vận đơn gồm 2 vai trò chính sau:

  • Bằng chứng cho việc kết giao hợp đồng vận chuyển

Vận đơn là một chứng từ vận chuyển hàng hóa quan trọng. Trong vận đơn hàng không được ghi rất rõ các điều khoản, vì thế chúng được coi như một bản hợp đồng vận chuyển đã được ký kết cả 2 bên. Tuy nhiên, vận đơn không phải là hợp đồng. Trường hợp vận đơn được coi là hợp đồng khi cả 2 bên không ký kết hợp đồng vận chuyển. Vì vậy mọi trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên sẽ được ghi rõ trong vận đơn hàng không. Đây cũng được coi là một chứng cứ khi có kiện tụng, tranh chấp xảy ra.

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Chức năng vận đơn hàng không
  • Biên lai xác nhận việc giao nhận hàng hóa để vận chuyển

Sau ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá, người gửi sẽ tiến hành chuẩn bị hàng và lập một vài các chứng từ cần thiết để đơn hàng có thể được vận chuyển. Người vận chuyển nhận đầy đủ các loại hàng hóa sẽ gửi kèm vận đơn này cho người gửi hàng. Nó giống như một biên lai xác nhận việc giao hàng hóa để vận chuyển.

1.2. Phân loại

Hiện nay, vận đơn hàng không được chia thành 2 loại: Vận đơn không theo người phát hành và vận đơn không theo việc gom hàng.

  • Vận đơn không theo người phát hành:
    • Vận đơn của các hãng hàng không - Airline Airway Bill: Vận đơn hàng không là vận đơn có biểu tượng và mã nhận dạng người vận chuyển. Vận đơn này sẽ do các hãng hàng không phát hành.
    • Vận đơn trung lập - Neutral Airway Bill: Vận đơn này thường do các đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.
  • Vận đơn không theo việc gom hàng: Bao gồm 2 loại:
    • Vận đơn chủ - Master Airway Bill (MAWB): Vận đơn chủ được phát hành bởi người vận chuyển hàng không cho người giữ vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Ngoài ra, vận đơn chủ còn được coi là bằng chứng giao nhận hàng giữa người vận chuyển và người gom hàng.
    • Vận đơn nhà - House Airway Bill (HAWB): Vận đơn nhà hay còn được gọi cách khác là vận đơn của người gom hàng. Vận đơn nhà được cấp bởi người gom hàng cho các chủ cửa hàng bán lẻ, để họ có vận đơn đi nhận hàng. Hiểu đơn giản thì người giao nhận hàng không cấp vận đơn nhà cho khách hàng.
So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
So sánh House Bill và Master Bill

2. Vận đơn đường biển - Bill of Lading (B/L) là gì?

Để có sự so sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không khách quan nhất thì chúng ta cần hiểu vận đơn đường biển là gì? Vận đơn đường biển là một giấy chứng từ vận tải hàng hóa, nó được phát hành bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ đến người gửi hàng hóa xác nhận việc tiếp nhận hàng hóa thành công.

2.1. Chức năng của vận đơn đường biển

Sau khi đã hiểu được định nghĩa về vận đơn đường biển, thì chúng tôi mời bạn đến với nội dung tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn về 3 chức năng chính của loại vận đơn này:

  • Vận đơn là bằng chứng để minh chứng người nhận hàng đã chuyên chở lô hàng của người gửi theo thông tin trên bill: Người gửi, người nhận, số lượng hàng hóa, chủng loại, tình trạng,...
  • Vận đơn là có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn chứng minh quyền sở hữu hàng hóa, do vậy vận đơn gốc có thể dùng để mua bán.
  • Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã ký. Trong thuê tàu thuyền, người vận chuyển và chủ hàng phải ký trước hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thuê tàu chợ (hàng LCL, tàu container) thì hãng tàu không ký kết hợp đồng vận chuyển trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước (Booking note). Sau khi hàng đã xếp lên tàu cấp bill, thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu được thực hiện.
So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Chức năng của vận đơn đường biển

2.2. Phân loại

Để có thể phân loại vận đơn đường biển, người ta thương căn cứ vào 3 yếu tố sau:

  • Căn cứ cách thức chuyển nhượng vận đơn
    • Vận đơn vô danh (vận đơn xuất trình – to bearer B/L)
    • Vận đơn đích danh - Straight B/L
    • Vận đơn theo lệnh - Order B/L
  • Căn cứ vào phương thức vận chuyển
    • Vận đơn đi thẳng - Direct B/L hay còn gọi là vận đơn trực tiếp
    • Vận đơn chuyển tải - Through B/L hay còn gọi là vận đơn suốt
    • Vận đơn liên hợp - Combined B/L
  • Căn cứ vào tính chất xếp hàng lên tàu
    • Vận đơn nhận hàng để xếp - Receipt on board B/L
    • Vận đơn đã xếp hàng hóa - Shipped on board B/L
So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Phân loại vận đơn đường biển
  • Cách phê chú vận đơn
    • Vận đơn không sạch hay còn gọi là Vận đơn không hoàn hảo – Unclean B/L
    • Vận đơn sạch còn hiểu là Vận đơn hoàn hảo – Clean B/L
    • Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu - Bill of Lading to be used with charter-party: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu là giấy chứng từ vận tải do hãng tàu hoặc người chuyên chở cấp cho lô hàng khi đã bốc lên phương tiện vận chuyển theo tàu chuyến.
    • Sea way bill: Đây là giấy chứng từ thay thế vận đơn truyền thống. Khi tàu đã cập cảng, người nhận hàng đem giấy tờ chứng minh bản thân là người nhận để nhận hàng. Chứng từ này được hiểu giống như vận đơn đích danh, nhưng khác là người nhận phải xuất trình vận đơn trong vận đơn đích danh.

2.3. Tác dụng vận tải đường biển

Vận đơn đường biển là một trong những chứng từ quan trọng, không thể thiếu trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Vì vậy chúng có rất nhiều tác dụng trong giao dịch ngoại thương, cụ thể như sau:

  • Vận đơn là căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục để xuất nhập khẩu hàng hóa (nếu có)
  • Vận đơn là cơ sở để đóng thuế thu nhập: Trong vận đơn buộc người gửi phải xác định rõ số lượng, chủng loại cho người mua
  • Vận đơn là căn cứ pháp lý để điều chỉnh mới quan hệ người nhận, người gửi, người chở hàng và người xếp hàng
  • Vận đơn là chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu
  • Vận đơn có thể làm giấy tờ mua bán và chuyển nhượng
So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Mang đến rất nhiều tác dụng khác nhau

2.4. Quy trình phát hành và sử dụng

Để bạn có thể nắm rõ hơn về cách thức thực hiện của loại vận đơn này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển qua 2 bước:

  • Khi cấp vận đơn, người chuyên chở hoặc đại diện của họ ký phát hành và điền rõ tư cách pháp lý. Thông thường vận đơn sẽ do chủ tàu, thuyền trường, đại ký chuyên chở ký.
  • Vận đơn đường biển được phát hành theo bản gốc và bản sao. Các bản gốc được phát hành theo hình thức bộ. Mỗi bộ có thể có một hay nhiều bản gốc giống nhau.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Phân biệt sự khác nhau giữa hàng Container và hàng Air chi tiết

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển

3. So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

Vận đơn là chứng từ không thể thiếu trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Vì vậy để tránh nhầm lẫn giữa các loại vận đơn, dưới đây là so sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không bạn có thể tham khảo.

3.1. Điểm giống nhau

Trước khi đến với điểm khác nhau của 2 loại vận đơn này, hãy cùng Dolphin Sea Air tìm hiểu những điểm giống nhau của hai loại vận đơn này:

  • Hình thức: Đều do bên vận chuyển phát hành với nội dung như: họ và tên người gửi và nhận hàng, thông tin chi tiết về phương tiện vận chuyển, thông tin lô hàng.
  • Chức năng: Đều là bằng chứng, biên lai như một bản hợp đồng vận chuyển.

3.2. Điểm khác biệt 2 loại vận đơn này

Vận đơn đường biển và vận đơn hàng không có những điểm khác biệt sau:

Tiêu chí đánh giá

Vận đơn đường biển

(B/L)

Vận đơn hàng không

(AWB)

✅Thời điểm phát hành vận đơn

Phát hành sau khi đã xếp lên tàu hoặc người chuyên chở đã nhận được hàng để xếp.

Chỉ phát hành sau khi giao hàng cho hãng vận chuyển

✅Khả năng lưu thông

Có thể chuyển nhượng, đây là loại vận đơn theo lệnh

Không được chuyển nhượng

✅Số lượng

Phát hành 3 bản gốc hoặc 1 surrender hoặc 1 seaway

Phát hành ít nhất 9 bản

✅Cơ sở pháp lý điều chỉnh

Điều chỉnh theo Công ước Hague, Hague - Visby và theo Bộ luật US COGSA 193

Điều chỉnh bởi Công ước Montreal, Công ước Hague sửa đổi và công ước Warsaw

✅Các điều kiện Incoterms được dùng

Trong Incoterms 2010 sử dụng tất cả điều kiện quy định

Trong Incoterms 2010 không sử dụng cho các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF

4. Nên sử dụng vận tải hàng không hay vận tải biển?

Việc lựa chọn sử dụng vận tải hàng không hay vận tải biển còn phụ thuộc vào nhu cầu của từng người. Thông thường nếu bạn muốn đơn hàng vận chuyển nhanh chóng, thì vận chuyển hàng không sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Phương thức này sẽ thực sự hữu ích với các mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn. Bạn không phải đợi đủ một lô hàng lớn mới có thể vận chuyển, bởi hình thức này có thể chuyển chở mọi kích thước hàng hóa khác nhau.

so sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không
Nên lựa chọn đơn vị vận chuyển nào?

Bên cạnh đó, việc xác định rõ kích thước và trọng lượng lô hàng của mình, sẽ giúp bạn có được các mức giá phù hợp. Tuy nhiên do thời gian vận chuyển ngắn hơn, nên vận chuyển hàng không thường có giá thành nhỉnh hơn các loại khác. Cả 2 hình thức vận chuyển này đều có những chênh lệch song bạn hãy căn cứ vào nhu cầu để lựa chọn cho mình hình thức phù hợp.

Vừa rồi là một vài so sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không nho nhỏ để phân biệt được 2 hình thức trên. Hy vọng qua thông tin mà Dolphin Sea Air chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn tìm được cho mình loại hình vận chuyển phù hợp.

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xuất Khẩu Hàng Hóa Tháng 8/2024: Tăng Trưởng Vững Vàng Tháng 8/2024 đã mang lại thành công lớn tr..
Tổng quan về xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2024 Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 2 ..
Dưới đây là những điểm nổi bật mà quý khách hàng cần lưu ý: 1. Giá Cước Vận Tải Biển: Tình Hình v..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..