Thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch hải quan - Dịch vụ chi tiết
Hàng hóa phi mậu dịch là loại hàng hóa nhập khẩu đặc biệt không được sử dụng với mục đích kinh doanh cũng như phục vụ sản xuất. Vì vậy thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch cũng rất khác biệt so với các loại hàng khác. Vậy chi tiết cụ thể các thủ tục này như thế nào? Hãy cùng Dolphin Sea Air tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Hàng phi mậu dịch là gì? So sánh với hàng mậu dịch nhập khẩu
1. Khái niệm và danh mục hàng hóa phi mậu dịch
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, hàng phi mậu dịch ngày càng được nhập khẩu nhiều hơn. Để hiểu hơn về thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch, trước hết chúng ta cùng điểm qua khái niệm của mặt hàng này nhé!
Hàng hóa phi mậu dịch là thuật ngữ dùng để chỉ những mặt hàng nhập khẩu không phục vụ cho sản xuất cũng như với mục đích mua bán, kinh doanh. Đây là loại hàng hàng hóa nhập khẩu để trưng bày hoặc làm mẫu. Tuy nhiên, sau quá trình nhập khẩu hàng phi mậu dịch cũng có thể bán, tuy nhiên đơn vị nhập khẩu cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng của chúng.
Danh sách hàng hóa phi mậu dịch đang được xuất nhập khẩu trên thị trường Việt Nam hiện nay có:
- Hàng viện trợ nhân đạo
- Quà tặng, quà biếu của cá nhân/ tổ chức nước ngoài cho cá nhân/ tổ chức tại Việt Nam
- Tài sản di chuyển của cá nhân/ tổ chức này từ nước ngoài về
- Hàng mẫu không thanh toán
- Hàng tạm xuất của cá nhân/ tổ chức Việt Nam miễn thuế
- Hàng thuộc quyền sở hữu cơ quan quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc trong tổ chức này
- Phương tiện, dụng cụ làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh được gửi theo hình thức vận tải hoặc các loại hàng hóa mang theo người khi nhập cảnh miễn thuế
- Hàng hóa phi mậu dịch khác
Bên cạnh đó, một vài loại hàng hóa phi mậu dịch không chịu thuế theo điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa chủ nghĩa xã hội Việt Nam làm thành viên.
- Hàng hóa có tổng giá trị hải quan <500.000VNĐ hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu <50.000VNĐ cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu chuyển bằng chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1.000.000VNĐ hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000VNĐ được miễn thuế.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Các mặt hàng cần xin giấy phép xuất khẩu chi tiết nhất
2. Chuẩn bị hồ sơ chứng từ thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC, từ ngày 1/4/2015 tờ khai hàng hóa phi mậu dịch sẽ được khai báo trên hệ thống VNACCS. Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch tại các chi cục hải quan. Khi làm giấy tờ người nhập khẩu cần chú ý những giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan: Tờ khai hải quan phải được thực hiện khai báo chính xác, trung thực theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Nộp 2 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Đơn xin nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch.
- 1 bản chính None commercial inovoice (chỉ có giá trị khai báo hải quan, không có giá trị thanh toán).
- Bản kê chi tiết hàng hóa - Packing list (áp dụng với hàng hóa đóng gói không đồng nhất).
- Các chứng từ vận tải hoặc vận tải đơn
Trong trường hợp, cá nhân nhập hàng hóa phi mậu dịch hồ sơ cần xuất trình thêm các giấy tờ:
- Passport, Visa hoặc thẻ tạm trú, hợp đồng lao động (1 bản sao công chứng với người nước ngoài lao động tại Việt Nam).
- 1 bản sao công chứng hộ khẩu (đối với người Việt Nam).
- 1 bản sao công chứng giấy ủy quyền của người nhập khẩu cho người làm dịch vụ.
Tuy nhiên đối với các mặt hàng nằm trong danh mục miễn thuế, cá nhân nhập khẩu cần bổ sung thêm:
- Văn bản miễn thuế của Bộ Tài chính đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng có giá trị không vượt quá mức giá quy định.
- 1 bản chính văn bản ủy quyền trong trường hợp nhờ khách khác nhập.
- 1 bản chính tờ khai nhập viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT.
- 1 bản chính giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa
Trong trường hợp, công ty nhập hàng hóa phi mậu dịch hồ sơ cần xuất trình thêm các giấy tờ:
- Đơn xin xuất nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch.
- 1 bản chính None commercial inovoice (chỉ có giá trị khai báo hải quan, không có giá trị thanh toán).
- Bản kê chi tiết hàng hóa - Packing list (áp dụng với hàng hóa đóng gói không đồng nhất).
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Các thông tin trên tờ khai hải quan xuất khẩu là gì ? Hướng dẫn cách viết, tra cứu
3. Thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch gồm những gì?
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch khá đơn giản, dễ thực hiện. Cá nhân/ tổ chức /Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện theo quy trình 4 bước sau:
3.1. Đăng ký tờ khai
Doanh nghiệp/cá nhân/ tổ chức nhập khẩu thực hiện đăng ký tờ khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải quan, tính chính xác các nội dung kê khai sau khi chuẩn bị hồ sơ chứng từ theo đúng quy định. Tiếp theo đó, nộp thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm VNACCS.
3.2. Kiểm tra tính chính xác của hàng hóa
Sau khi khai báo lên hệ thống Hải quan qua phần mềm VNACSS. Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa (xanh, vàng, đỏ) thì cán bộ Hải quan sẽ tiến hành các thủ tục theo như quy định.
3.3. Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra hồ sơ và hàng hóa nếu không có vấn đề thắc mắc, cán bộ hải quan chấp nhận thông quan hồ sơ. Lúc này, cá nhân/ đơn vị có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai quan để được thông quan hàng hóa.
>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN: Thông quan là gì? Quy trình thông quan hàng hóa chi tiết
3.4. Thanh lý tờ khai và nhận hàng
Sau khi tiến hành, thực hiện đầy đủ các bước trên, doanh nghiệp có thể lấy tờ khai và mã vạch thông quan. Và để có thể làm thủ tục lấy và giao hàng bạn nhé.
4. Lưu ý gì về chính sách nhập khẩu hàng phi mậu dịch?
Hàng phi mậu dịch không phải hàng hóa thương mại mua bán của doanh nghiệp. Chính vì vậy khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch thường có xu hướng khai báo bừa giá trị lô hàng (Quy định vấn đáp tham khảo tại TT39/2018/TT-BTC). Do đó, khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch cá nhân/ tổ chức cần lưu ý những điểm sau để tránh mất thời gian:
-
Doanh nghiệp nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết đã được nêu trong quy định trước đó để việc kiểm duyệt được nhanh chóng hơn.
-
Cá nhân làm việc, công tác tại Việt Nam chú ý hợp đồng lao động phải có trong hồ sơ.
-
Cá nhân mang tài sản về nước sau khi làm việc và học tập tại nước ngoài xuất trình visa.
-
-
Một số mặt hàng là tài sản di truyền vẫn có thể nhập theo hình thức phi mậu dịch cá nhân.
-
Người nhập khẩu lấy mẫu tờ khai và phục lục tại TT 190/2011/TT-BTC, yêu cầu in song ngữ Anh - Việt, mỗi tờ 2 bản.
-
Hàng phi mậu dịch bắt buộc phải kiểm tra hàng hóa thực tế về số lượng, hình thức, chất lượng như khai báo trước đó.
-
Tổng giá trị hàng phi mậu dịch không vượt mức theo quy định của Chi cục Hải quan.
5. Các loại phí thuế nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Bên cạnh những loại hàng phải chịu thuế xuất nhập khẩu thì hàng phi mậu dịch cần chịu những loại thuế theo đúng quy định. Thuế nhập khẩu sẽ được tính theo giá trị và loại hàng nhập khẩu. Các loại thuế nhập khẩu hàng phi mậu dịch bao gồm:
-
Import Duty - Thuế nhập khẩu: Đây là loại thuế được áp dụng cho tất cả các mặt hàng được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Mức thuế phụ thuộc vào loại hàng hóa và xuất xứ.
-
VAT - Thuế giá trị gia tăng: Đây là mức thuế áp dụng giá trị gia tăng cho hàng hóa trong quá trình nhập và phân phối sản phẩm. Mức thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam là 10% và có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào Chính phủ.
-
Special consumption tax - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chỉ áp dụng cho một số loại hàng đặc biệt như: thuốc lá, xăng, ô tô, rượu bia,...
-
Phí nhập khẩu: Ngoài các loại thuế, hàng hóa phi mậu dịch cũng phải chịu trách nghiệm các khoản phí khác: phí hải quan, phí chuyển phát nhanh, phí xử lý hàng hóa tại cảng,...
>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì? Quy định mới về xuất nhập khẩu
6. Cách tính thuế nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Hàng hóa muốn xuất nhập khẩu thì đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước và khi thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch cũng vậy. Thuế hàng hóa mậu dịch tùy thuộc vào sản phẩm nhập khẩu. Dưới đây là cách tính hàng hóa phi mậu dịch mà bạn có thể tham khảo:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Trong đó: CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của sản phẩm cộng với tất cả các chi phí để đưa hàng hóa về cửa khẩu.
Bên cạnh đó thuế GTGT nhập khẩu cũng được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất
Dựa theo công thức trên thì thuế nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào mã hs (Harmonized System: dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên thế giới). Vì thế khi làm thủ tục cần xác định chính xác mã hs để tránh bị xử phạt theo quy định nhé!
Trên đây là những quy định cũng như cách làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch mà Dophin Sea Air muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin và chuẩn bị hồ sơ một cách dễ dàng nhất.
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hải Hàng không Con Cá Heo
- Hotline: 1900986813
- Email: saleshan6@dolphinseaair.com
- Fanpage Dolphin Sea Air Services Corp. - Logistics Company: https://www.facebook.com/dolphinseaairlogistics/
>>>> ĐỌC THÊM:
- Lệ phí và mức phí thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
- Quy trình khai thuê hải quan hiện nay tại Dolphin Sea Air