Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Thông Quan Là Gì? Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa Chi Tiết

0/5
(0 bình chọn)

Thông quan là gì? Đây là một khái niệm được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu khi mới tham gia vào thị trường logistics. Thông quan là một trong những thủ tục quan trọng nhất định phải tìm hiểu kỹ càng. Từ đó, hàng hóa có thể xuất nhập khẩu. Những doanh nghiệp đang muốn hàng được thông quan nhanh chóng, đừng bỏ qua bài viết về thông tin liên quan đến thủ tục này của Dolphin Sea Air nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Dịch vụ thông quan hải quan hàng hóa trọn gói, uy tín

 
Mục lục bài viết

1. Thông quan là gì?

Trong Luật Hải quan 2014 tại khoản 1, Điều 4 có định nghĩa: “Thông quan là việc các doanh nghiệp phải hoàn thành các thủ tục hải quan mục đích để lô hàng được xuất nhập khẩu hoặc ở chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.” Dựa trên định nghĩa về thông quan là gì ở trên, các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành logistics muốn giao thương quốc tế, thì bắt buộc thực hiện các thủ tục hành chính cho việc thông quan

Thông quan là thủ tục hành chính mà các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện, khi tiến hành giao dịch quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện. Điều này nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý về thông tin và đảm bảo hàng hóa được xuất - nhập cảnh hợp pháp.

thông quan là gì
Thông quan được pháp luật Việt nam quy định và quản lý chặt chẽ

2. Vì sao cần phải thông quan hàng hóa?

Thủ tục thông quan là giấy tờ bắt buộc có để quản lý thông tin và kiểm soát các mặt hàng ra vào một đất nước. Việc thông quan hàng hóa phải thực hiện ở nước sở tại nhập hoặc xuất hàng hóa đó. Vì thế, tất cả các loại hàng hóa nào khi tiến hành xuất nhập khẩu cũng cần được khai báo thủ tục hành chính theo quy định. 

Người thực hiện thủ tục khai hải quan bao gồm: người điều khiển phương tiện; chủ phương tiện vận tải; đại lý thủ tục hải quan; chủ hàng hóa; người được ủy quyền bởi chủ lô hàng, chủ phương tiện ủy quyền sẽ thực hiện các bước khai hải quan theo quy định.

thông quan là gì
Hàng thông quan mới được phép nhập xuất khẩu

>>>> XEM NGAY: Các bước triển khai thủ tục xuất khẩu chi tiết

Việc thông quan phải được hoàn thành thì lô hàng mới đủ điều kiện lưu thông, mua bán hay sử dụng một cách hợp pháp. Khi thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa, người khai hải quan cần chuẩn bị trước bộ hồ sơ khai theo quy định để nộp cho cơ quan hải quan. Chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan được quy định gồm những mục sau:

  • Tờ khai hải quan;
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • Commercial invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing list (danh sách hàng đóng gói);
  • Sale contract (Hợp đồng thương mại);
  • Giấy phép xuất - nhập khẩu hàng hóa (đối với mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện);
  • Văn bản thông báo về kết quả kiểm tra/ miễn kiểm tra chuyên ngành đối với lô hàng;
  • Giấy C/O chứng nhận xuất xứ của hàng hóa (nếu có);
  • Catalog;
  • Và những chứng từ khác có liên quan.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hoá xuất nhập khẩu [MỚI]

3. Điều kiện để thông quan hàng hóa

Ngoài việc tìm hiểu thông quan là gì thì doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện để hàng được thông quan. Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà có những điều kiện cụ thể để thông quan khác nhau. Khi thông quan cho những lô hàng đi và đến các nước, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề sau:

Đối tượng của thủ tục được phép thông quan sẽ được áp dụng cho phương tiện vận chuyển và hàng hóa. Theo đó, điều kiện này sẽ không áp dụng cho đối tượng là con người.

  • Đối với hàng hóa: Những mặt hàng được thông quan phải đảm bảo không xuất hiện trong danh mục hàng bị cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Đó là những loại hàng hoá được pháp luật nước ta quy định. Ngoài ra, mỗi loại hàng hoá cần phải tuân thủ theo theo một số trường hợp yêu cầu về mẫu mã, chủng loại, số lượng.
  • Đối với phương tiện vận chuyển hàng: Phương tiện muốn xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh, phải tuân theo các quy định từ trước trong Hồ sơ hải quan phương tiện vận tải. Trong hồ sơ sẽ nêu rõ các mục như: loại phương tiện sử dụng (ô tô, tàu biển, máy bay, tàu lửa, các loại phương tiện khác) của các tổ chức tạm nhập xuất - tái xuất, tạm xuất nhập - tái nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân không nhằm phục vụ cho mục đích thương mại.

Do đó, hàng hóa và phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp sẽ được thông quan, khi đáp ứng đầy đủ theo những điều kiện đã được quy định trong luật. Điều kiện này sẽ bao gồm: chứng từ liên quan và hóa đơn đi kèm.

thông quan là gì
Hàng hóa và phương tiện vận tải là 2 yếu tố áp dụng thông quan

 

4. Các trường hợp hàng hóa được thông quan

Trong Luật hải quan ngoài định nghĩa thông quan là gì thì còn quy định rõ các trường hợp hàng được thông quan. Theo Điều 37 trong Luật hải quan kết hợp cùng Điều 34 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hàng thông quan sẽ thuộc các trường hợp sau:

  • Hàng được thông quan sau khi đã hoàn tất các thủ tục hải quan theo quy định pháp luật.
  • Hàng hóa xuất - nhập khẩu chưa nộp thuế, nếu đang trong thời gian chờ thủ tục xét miễn, miễn thuế, không thực hiện thu thuế sẽ được thông quan trong những trường hợp sau:
    • Hàng phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, nộp đủ thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, và các loại thuế khác theo quy định (nếu có).
    • Hàng cho mục đích phòng chống dịch bệnh, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp; viện trợ không hoàn lại, hàng viện trợ nhân đạo nộp đủ các loại thuế có liên quan theo luật định đối với trường hợp thuộc nhóm hàng hóa chịu thuế.
    • Hàng được xếp vào nhóm thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có xác nhận cơ quan thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ ngân sách nhà nước.
  • Hồ sơ hải quan bị thiếu chứng từ theo quy định, nhưng được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đồng ý cho gia hạn thời gian nộp bản chính, như trong khoản 3 Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã quy định.
  • Khi hoàn thành nghĩa vị về nộp thuế, các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành sẽ được thông quan khi có đầy đủ những giấy tờ:
    • Kết quả kiểm tra hàng hóa chuyên ngành đáp ứng yêu cầu hàng hóa nhập khẩu, được quản lý bởi cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
    • Giấy thông báo hàng miễn kiểm tra.
    • Kết luận cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mặt hàng hóa được phép nhập khẩu.
  • Hàng hóa xuất - nhập khẩu được thông quan khi được xác định:
    • Thời hạn nộp tiền thuế xuất - nhập khẩu xác định dựa theo hướng dẫn trong Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 11 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật Quản lý thuế.
    • Doanh nghiệp trong diện phải nộp thuế trước khi thông quan hàng hóa, mà chưa nộp hoặc chưa nộp đúng và đủ tiền thuế quy định. Tuy nhiên, vẫn được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
hàng thông quan
Các trường hợp hàng được thông qua quy định cụ thể trong luật Việt Nam

5. Quy trình thông quan hàng hóa là gì?

Nếu đã tìm hiểu chi tiết về khái niệm thông quan là gì, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy trình thông quan hàng hóa để thực hiện theo tuần tự đúng. Các bước trong quy trình như sau:

5.1 Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thông quan

Chuẩn bị các loại chứng từ cần thiết l bước quan trọng đầu tiên, trong thông quan đơn hàng. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu, cập nhật và kiểm tra các yêu cầu, quy định của cơ quan hải quan. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm công sức cũng như thời gian để hàng được thông quan.

5.2 Bước 2: Đăng ký và xử lý hải quan

Sau khi chuẩn bị xong các loại chứng từ thông quan, mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về việc đăng ký. Sau khi hệ thống nhận được đăng ký, sẽ gửi kết quả phân luồng cho lô hàng. Tiếp theo, doanh nghiệp cần in tờ khai và nộp bộ hồ sơ nhập khẩu vào chi cục hải quan để mở tờ khai. Quy định phân luồng tờ khai sẽ chia làm 3 trường hợp: xanh, vàng và đỏ. Phân luồng sau khi thực hiện sẽ có quy định tiếp cho từng bước thực hiện mở tờ khai như sau:

  • Luồng xanh: Nếu kết quả hiển thị là luồng xanh, doanh nghiệp chỉ cần in tờ khai và đi thanh lý đối với hàng hóa xuất khẩu, đối với hàng hóa nhập khẩu thì doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
  • Luồng vàng: Kết quả đăng ký là luồng vàng thì hồ sơ của doanh nghiệp cần phải được cơ quan hải quan kiểm tra và đánh giá, nếu những thông tin được khai báo trung thực, đầy đủ, minh bạch thì hồ sơ đủ điều kiện để thông quan. Trong trường hợp cơ quan hải quan nghi ngờ về khai báo thì sẽ yêu cầu bổ sung thêm các chứng từ có liên quan hoặc chuyển sang thực hiện theo quy trình của luồng đỏ.
  • Luồng đỏ: Đối với luồng đỏ, việc kiểm tra hồ sơ theo đúng nguyên tắc của luồng vàng. Sau khi kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp cần phải xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa so với khai báo nhằm xác thực các nội dung khai báo, qua đó thực hiện đúng chính sách xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa.
thông quan là gì
Hàng hóa đăng ký hải quan sẽ được phân luồng

5.3 Bước 3: Thông quan sau khi hoàn tất kiểm tra

Việc kiểm tra nếu không xảy ra bất kỳ sai sót nào, thì sẽ thực hiện thông quan tờ khai. Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần phải đóng thuế cho tờ khai, để thông quan đơn hàng. Như vậy, hàng hóa của bạn sẽ được thông quan sau khi đã nộp thuế đầy đủ.

5.4 Bước 4: Tiến hành nhận hàng về

Đây là bước cuối cùng trong quy trình hàng được thông quan. Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc thanh lý tờ khai và làm thủ tục bổ sung để nhận lô hàng về. Hiện nay, việc thanh lý điện tử được thực hiện hầu hết các hệ thống hải quan. Bước này giúp tiết kiệm thời gian, giúp việc thực hiện các quy trình với tốc độ xử lý nhanh chóng và đem đến sự thuận tiện hơn so với loại hình truyền thống.

thông quan là gì
Tiến hành nhận hàng về là bước cuối của quy trình thông quan hàng hóa

6. Thông quan hàng hóa cần những lệ phí gì?

Để hàng được thông quan, doanh nghiệp cần nộp lệ phí bao gồm:

  • Phí và lệ phí
  • Thuế nhập khẩu

Thông thường, chi phí thông quan cũng được tính trong giá vốn hàng hóa. Do vậy, thuế cũng được xem như phần chi phí thông quan hàng hóa, đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo Phí và lệ phí cũng như Thuế nhập khẩu thông quan là gì với các thông tin cụ thể bên dưới:

6.1 Phí và lệ phí

Việc thu phí liên quan đến thông quan hàng hóa sẽ do bên thứ ba (không phải nhà nước, không phải đơn vị nhập khẩu hàng) thực hiện. Những chi phí liên quan liên quan bao gồm: dịch vụ kho bãi, lưu kho, dịch vụ khai thuê hải quan, phí sử dụng phương tiện để kiểm hóa.

Nếu doanh nghiệp nhập khẩu ủy quyền cho đại lý hải quan hoặc người thân làm thông quan, phí này không liên quan cơ quan nhà nước mà sẽ thuộc vào phí dịch vụ. Số tiền chi trả phí dịch vụ không quy định, bởi vì nó sẽ tùy vào sự thương thảo giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

 thông quan
Phí và lệ phí thông quan sẽ khác nhau

Theo quy định, lệ phí chính là những khoản phải thu mà được cung cấp và quản lý bởi nhà nước. Mức phí sẽ được cơ quan hải quan thu theo quy định của pháp luật. Hiện nay, mức phí cho 1 tờ khai thông quan, xuất - nhập khẩu, chuyển cửa khẩu sẽ áp dụng mức phí 20.000 VNĐ/ tờ.

>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Lệ phí và mức phí thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu 

6.2 Thuế nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là một trong những lệ phí phải nộp để hàng được thông quan. Tùy thuộc vào mỗi lô hàng và từng mặt hàng, mà thuế xuất nhập khẩu sẽ khác nhau. Một số loại thuế doanh nghiệp phải nắm rõ là: 

  • Thuế xuất - nhập khẩu
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế GTGT nhập khẩu
  • Thuế chống bán phá giá
  • Thuế tự vệ;...
thông quan là gì
Thuế xuất nhập khẩu cần phải nộp cho nhà nước

Tại Việt Nam, doanh nghiệp cần nắm danh sách các mặt hàng không phải đóng thuế. Một số loại hàng hóa được vận chuyển phục vụ cho mục đích như: viện trợ; hàng vận chuyển quá cảnh,... sẽ thuộc trường hợp ngoại lệ. Doanh nghiệp không cần thực hiện bước đóng thuế xuất nhập khẩu.

7. Những lưu ý khi thông quan là gì?

Nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường logistics Việt Nam, cần quan tâm đến vấn đề lưu ý khi thông quan là gì. Sau đây là những điều cần thiết phải nhớ khi xin cấp giấy tờ thông quan hàng hóa:

  • Mã HS code của mặt hàng cần phải xác định trước khi nhập khẩu.
  • Hàng được thông quan chỉ khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí và thuế xuất nhập khẩu theo quy định.
  • Doanh nghiệp cần nắm danh sách những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện hoặc bị cấm nhập khẩu.
  • Những mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có ký hiệp định thương mại. Nên yêu cầu đơn vị bán cung cấp giấy chứng CO (chứng nhận xuất xứ) để hưởng thuế ưu đãi đặc biệt.
giấy tờ thông quan
Cần nắm các mặt hàng xuất nhập khẩu bị cấm hoặc có điều kiện

Trên đây là những định nghĩa của luật Việt nam về thông quan là gì cũng như các vấn đề liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận chuyển. Hy vọng những kiến thức mà Dolphin Sea Air cung cấp sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa vào ra Việt Nam. Mọi chi tiết doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900986813 hoặc Website để được hướng dẫn và tư vấn thêm nhé!

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

 
Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

1. Tổng quan chung Với sự phát triển của hàng hoá, kéo theo các nhu cầu trao đổi và buôn bán khôn..
1.Tổng quan chung Vi phạm hành chính (VPHC) được xem là một hành vi gây ra bởi 1 cá nhân, tổ chức..
1.Tổng quan chung Incoterms là một loại văn bản/ bộ quy tắc được Phòng thương mại quốc tế (ICC) b..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..