Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Xuất Khẩu Tại Chỗ Là Gì? Hồ Sơ Thủ Tục Chi Tiết Và Quy Trình

0/5
(0 bình chọn)

Bạn đang có nhu cầu sử dụng phương thức xuất khẩu tại chỗ nhưng lại không biết xuất khẩu ngay tại chỗ là gì? Hồ sơ và quy trình chi tiết được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Dolphin Sea Air tìm hiểu chi tiết hơn về phương thức này qua bài viết dưới đây nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Dịch vụ thông quan thủ tục hải quan hàng hóa trọn gói, uy tín

Mục lục bài viết

1. Xuất khẩu tại chỗ là gì ?

Xuất khẩu tại chỗ là một trong những thuật ngữ không còn quá xa lạ trong kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng hình thức xuất khẩu ở tại chỗ lại rất được ưa chuộng. Vậy đây là hình thức xuất khẩu như thế nào? 

Căn cứ vào khoản 1, Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu xuất khẩu của một doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên hàng hóa này sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là phương thức xuất khẩu được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm

2. Lợi ích của dịch vụ xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu ở tại chỗ ngày càng trở nên phổ biến với rất nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Bởi có lẽ hình thức xuất khẩu này mang đến rất nhiều lợi ích:

  • Tiết kiệm rất nhiều loại chi phí cho các doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian vận chuyển, giao hàng nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa được an toàn. Từ đó giúp năng suất công việc cũng được cải thiện hơn so với các phương pháp xuất khẩu truyền thống.
  • Doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế…
hướng dẫn mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ
Những lợi ích mà xuất khẩu tại chỗ mang lại cho doanh nghiệp

3. Các loại hàng hoá được phép xuất khẩu hình thức tại chỗ

Theo khoản 1, Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được phép bao gồm:

  • Hàng hóa là sản phẩm máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên vật tư dư thừa, phế liệu hoặc các phế phẩm thuộc hợp đồng gia công được thực hiện theo quy định khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa hoặc với doanh nghiệp trong khu vực phi thuế quan.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với các cá nhân/ tổ chức nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mà chỉ được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ
Một số loại hàng hóa được phép xuất khẩu tại chỗ theo quy định

4. Các loại hồ sơ cần có đối với thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ

Theo khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã quy định hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), như sau:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
  • Giấy phép xuất khẩu
  • Hóa đơn thương mại hoặc giấy chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua thanh toán trực tiếp cho người bán.
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyển ngành, giấy chứng từ khác theo quy định pháp luật, kiểm tra chuyên ngành (hay còn được gọi là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành).
  • Giấy chứng minh cá nhân/ tổ chức đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng ủy thác.
hàng xuất nhập khẩu tại chỗ
Các loại hồ sơ cần có đối với thủ tục hải quan xuất khẩu tại chỗ

 

5. Quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

Bất cứ hình thức xuất khẩu nào cũng cần thực hiện theo đúng quy trình hải quan để đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi. Vì vậy dưới đây là quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ.

5.1. Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

Căn cứ tại khoản 2 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC người khai hải quan thực lựa chọn và hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ tại Chi cục Hải quan gần nhất và theo đúng quy định của từng loại hình.  

hàng hóa xuất khẩu tại chỗ
Thực hiện làm thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện nhất

>>>> THAM KHẢO NỘI DUNG: Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hóa 10 bước chi tiết

5.2. Thời hạn làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Dựa theo khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định thời hạn làm thủ tục hải quan không quá 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định. Người thực hiện nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

5.3. Trách nhiệm của các bên khi tiến hành thủ tục

Trách nghiệm của các bên làm thủ tục xuất khẩu có những trách nghiệm như sau:

Đối tượng

Trách nghiệm

Doanh nghiệp xuất khẩu

Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp theo đúng thời hạn, ghi rõ ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai phải khai như sau: #&XKTC hoặc ở ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan.

Thực hiện đầy đủ các thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Thông báo đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa.

Nhận thông tin đã hoàn thành tờ khai nhập khẩu tại chỗ để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.

Doanh nghiệp nhập khẩu

Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu ở 

tại chỗ tương ứng ở ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” khai báo như sau: #&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tương ứng hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan.

Thực hiện các thủ tục theo đúng quy định

Hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ xong thì thông báo đã hoàn thành cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các bước tiếp theo.

Chỉ được phép đưa hàng hóa vào sản xuất và tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

Cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu

Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo đúng quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Theo dõi tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ và thông báo cho Chi cục Hải nơi làm thủ tục nhập khẩu để quản lý, theo dõi và đôn đốc người nhập khẩu tại chỗ thực hiện thủ tục hải quan.

Cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu

Tiếp nhận tờ khai và kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Nếu phải kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu mà không phải thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài thì phải tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hải quan nhập khẩu hàng tháng tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp cá nhân, tổ chức nhập khẩu tại chỗ.

5.4. Quy trình tiến hành thủ tục xuất khẩu ngay tại chỗ

Quy trình tiến hành thủ tục xuất khẩu tại chỗ được tiến hành theo 5 bước, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức xuất khẩu khai báo hải quan

Dựa trên hợp đồng mua bán đã được ký kết trước đó với doanh nghiệp nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp cần phải kê khai đầy đủ các tiêu chí cho doanh nghiệp trên tờ khai.

  • Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ

Cá nhân thực hiện khai báo đến Chi cục Hải quan để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp với loại hình xuất nhập khẩu khi đã nhận đủ hàng hóa.

  • Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu: Doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện các thủ tục:
    • Nộp tờ khai
    • Tính thuế
    • Niêm phong hàng hóa (nếu có)
    • Xác nhận đã làm thủ tục
    • Giao cho doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ
    • Thông báo cho Chi cục thuế địa phương theo dõi thuế doanh nghiệp
  • Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu nhận hồ sơ đã được làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu để đăng ký xuất khẩu ngay tại chỗ.

  • Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu

Chi cục Hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan và các chứng từ khác thuộc hồ sơ đăng ký xuất khẩu tại chỗ. Doanh nghiệp tiếp tục hoàn thành các bước đăng ký theo quy định phù hợp với từng loại xuất nhập khẩu, thuế phí nếu có.

hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ
Quy trình tiến hành thủ tục xuất khẩu ngay tại chỗ

Lưu ý:

  • Việc khai hải quan được thực hiện trong thời gian là 30 ngày kể từ ngày thực hiện giao nhận hàng hóa.
  • Cơ quan hải quan chỉ được thực hiện kiểm tra chứng từ liên quan đến giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa).
  • Với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa, chịu trách nghiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra.

6. Thuế suất thuế GTGT với hàng hóa xuất khẩu hình thức tại chỗ

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông tiêu dùng. Theo quy định Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi và bổ sung 2013, 2014, 2016), hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu sẽ áp dụng mức thuế 0%.

Các trường hợp hàng hóa không được hưởng mức thuế 0%:

  • Xăng dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu vực phi thuế quan mua tại nội địa.
  • Xe ô tô bán cho cá nhân/ tổ chức trong khu vực phi thuế quan.
  • Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh trong khu vực phi thuế quan cung cấp bao gồm: dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, nhà kho… (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan)
  • Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho cá nhân, tổ chức ở nước ngoài không áp dụng mức thuế 0%: Dịch vụ thanh toán qua mạng; Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam; Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, du lịch lữ hành, đào tạo, quảng cáo.
gia công xuất khẩu tại chỗ
Thuế giá trị gia tăng với các sản phẩm xuất khẩu tại chỗ

 

  • Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng vốn, đầu tư chứng khoán, cấp tín dụng ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính - viễn thông chiều đi ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh.
  • Hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc, lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; dịch vụ hàng hóa cung cấp không đăng kí kinh doanh cho khu phực phi thuế quan (trừ các trường hợp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ).

7. Lưu ý khi làm thủ tục mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều những lợi ích. Tuy nhiên để quá trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ nhất, doanh nghiệp cần lưu ý một vài điều sau để tránh mất thời gian nhé!

  • Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định doanh nghiệp nước ngoài, hàng tháng đơn vị nhập khẩu phải tổng hợp và lập tờ khai thông quan theo mẫu 20/TKXNTC/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Sau đó gửi danh sách này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Khai báo thông tin hàng hóa để mở tờ khai báo khai quan xuất nhập khẩu tại chỗ đảm bảo trung thực, chính xác theo thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký kết.
  • Cá nhân khai hải quan được phép mở tờ khai báo hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ duy nhất tại 1 Chi cục Hải quan thuận tiện nhất.
dịch vụ xuất khẩu tại chỗ
Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ

 

  • Với các trường hợp doanh nghiệp trong diện đặc biệt, được ưu tiên, đối tác doanh nghiệp ưu tiên thì doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ luật hải quan. Hoặc là đối tác với doanh nghiệp cũng tuân thủ luật hải quan thực hiện đúng các điều luật xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong một thời gian nhất định (cùng một hợp đồng, cùng người mua và người bán). Nếu thực hiện đúng và đủ doanh nghiệp được phép giao hàng trước và làm thủ tục mở tờ khai hải quan sau.
  • Trong trường hợp tờ xuất khẩu, nhập khẩu được mở tại 1 chi cục Hải quan mà tờ khai xuất khẩu phân luồng đỏ; đã kiểm tra hàng hóa thực tế và hoàn thành đúng thủ tục khai báo thông quan thì tờ khai nhập khẩu có thể được miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định.

Xuất khẩu tại chỗ không còn là hình thức xuất khẩu quá mới và mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần hiểu rõ để quá trình xuất khẩu được diễn ra suôn sẻ. Và hy vọng với những thông tin mà Dolphin Sea Air chia sẻ vừa rồi thật hữu ích với những kiến thức mà bạn đang quan tâm.

>>>> DÀNH CHO BẠN: 
Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tình Hình Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, t..
1. Tình Hình Xuất Khẩu Gỗ và Lâm Sản 1.1 Kết Quả Xuất Khẩu Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng gi..
Tổng Quan Về C/O và Tầm Quan Trọng Trong Thương Mại Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là tài liệu qua..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..