Gross Weight Là Gì? Cách Giảm GW Và So Sánh Với Net Weight?
Khái niệm Gross weight là gì đang khá là xa lạ đối với nhiều người. Nó được định nghĩa là tổng trọng lượng hàng hoá bao gồm trọng lượng bao bì và trọng lượng sản phẩm. Hãy cùng Dolphin Sea Air tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về thuật ngữ này nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế, nội địa số 1 hiện nay
1. Gross Weight là gì?
Gross Weight được viết tắt là G.W. Nó có nghĩa là tổng trọng lượng của một lô hàng, bao gồm cả trọng lượng của sản phẩm và trọng lượng của bao bì. Định nghĩa này khá quan trọng trong logistics, thường được đề cập đến trong vận chuyển hàng hóa.
Ví dụ: Giả sử bạn có một kiện hàng được đóng gói trong thùng carton. Khi đem đi cân, kiện hàng có trọng lượng là 100kg. Trước đó, bạn đã cân riêng thùng carton và biết nó nặng 5kg. Vậy Gross Weight trong trường hợp này là 100kg.
Một số đại lượng tương tự khác bạn nên biết:
- Volume Weight là gì?
- Là trọng lượng quy đổi từ kích thước của kiện hàng.
- Thể hiện mức độ chiếm không gian của hàng hóa trên phương tiện vận tải.
- Chargeable Weight là gì?
- Là trọng lượng để tính cước vận chuyển.
2. So sánh khái niệm Gross Weight và Net Weight
Khối lượng tịnh, hay còn gọi là "Net Weight" (viết tắt là NW), đây là trọng lượng riêng của sản phẩm, không bao gồm trọng lượng của bao bì, vỏ hộp hay bất kỳ vật liệu đóng gói nào khác. Hai khái niệm này chỉ khác nhau ở phần bao bì đóng gói. Khi nhập hàng với số lượng lớn, bạn nên yêu cầu nhà cung cấp ghi rõ GW, NW trên Phiếu đóng gói (Packing List) và Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Bạn nên lựa chọn các dịch vụ vận chuyển uy tín, để đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán chi phí vận chuyển.
3. Ý nghĩa của gross weight là gì đối với ngành vận tải hiện nay?
Gross Weight là gì? Gross Weight hay còn gọi là trọng lượng toàn phần, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành vận tải hiện nay. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh, bao gồm:
3.1. Gross weight đối với xe tải
Gross Weight là thông số quan trọng đối với mỗi xe tải, biểu thị tổng trọng lượng lớn nhất mà xe được phép chở. Hiểu đơn giản, đây là mức tải trọng tối đa mà xe có thể chịu tải an toàn, đảm bảo vận hành hiệu quả và tuân thủ luật giao thông.
Mỗi loại xe tải sẽ có mức Gross Weight khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thiết kế, cấu tạo, động cơ, hệ thống treo,... Thông thường, mỗi loại xe tải sẽ có mức tải trọng riêng biệt, vì thế khối lượng cho phép tối đa chuyên chở cũng khác nhau. Do đó, việc bạn nắm rõ giá trị Gross Weight của mỗi loại xe là điều vô cùng quan trọng. Bởi có thể tránh được các lỗi vi phạm luật giao thông, đảm bảo tính an toàn trong vận chuyển và bảo vệ xe giúp sử dụng lâu dài…
Ví dụ: Xe tải Isuzu 1t4 hay xe tải Isuzu 1t9, sẽ có tổng trọng tải cho phép chuyên chở lên đến 2t5 hoặc đến 2t9. Con số này được hiểu là phần Gross Weight mà mọi người cần nắm. Bởi khi hiểu rõ điều này, bạn sẽ không bị vi phạm các điều luật về quá tải trong quá trình tham gia giao thông.
3.2. Gross weight đối với xe container
Sau khi tìm hiểu gross weight là gì? Chúng tôi mời bạn đến với ý nghĩa của nó đối với container. Gross Weight chỉ bao gồm trọng lượng tối đa của container và hàng hóa bên trong, đặc biệt không bao gồm trọng lượng của xe kéo.
- Container 20 feet:
- Khả năng chứa hàng tối đa thường là 25 tấn.
- Một số hãng tàu cho phép chở hàng vượt quá 25 tấn (tối đa 27 tấn) với điều kiện đóng thêm phí hoặc ký LOI.
- Gross Weight phổ biến: 25 - 27 tấn.
- Container 40 feet:
- Chuyên chở hàng hóa cồng kềnh.
- Dung tích khoảng 67 khối (CBM).
- Khả năng chịu tải theo thiết kế kỹ thuật: 30 tấn.
- Gross Weight có thể khác nhau do thiết kế và quy định của hãng tàu.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Các loại container hàng không? Phân loại kích thước đóng hàng
4. Cách tính gross weight chi tiết
Ngoài hai khái niệm quen thuộc là Net Weight và Gross Weight, khách hàng cần phải biết thêm khái niệm về Volume Weight và Chargeable Weight.
- Trọng lượng tính cước (Chargeable Weight): Là trọng lượng được sử dụng để tính cước vận chuyển hàng hóa.
- Trọng lượng quy đổi từ kích thước (Volume Weight): Là trọng lượng được tính toán dựa trên kích thước của kiện hàng.
Mục đích là để đảm bảo tính công bằng trong việc tính cước cho các loại hàng hóa có kích thước lớn nhưng trọng lượng nhẹ.
- Công thức tính Volume Weight:
- Volume Weight (VW) = (Dài x Rộng x Cao) / 6000
- Công thức tính Gross Weight:
- Gross Weight (GW) = Net Weight + Khối lượng bao bì
5. Làm cách nào để đảm bảo mức gross weight thấp nhất?
Gross Weight đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí vận chuyển. Nếu càng giảm được trọng lượng này, bạn sẽ tiết kiệm được tối ưu chi phí cho khoản vận chuyển hàng hóa. Vì bản thân sản phẩm đã có trọng lượng cố định, cách duy nhất để giảm Gross Weight là tối ưu hóa bao bì đóng gói.
Với hàng chuyển phát, thông thường người ta sử dụng màng xốp khí hoặc màng xốp foam, để bảo vệ sản phẩm khỏi trầy xước trong quá trình vận chuyển. Sau đó, sản phẩm được đặt trong thùng carton để thuận tiện cho việc sắp xếp và đảm bảo an toàn, tránh tiếp xúc trực tiếp với các kiện hàng khác. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm các quy cách đóng gói khác phù hợp với từng loại sản phẩm để tối ưu hóa trọng lượng bao bì.
- Đảm bảo bưu kiện được đóng gói cẩn thận trước khi vận chuyển.
- Sử dụng vật liệu đóng gói phù hợp, có khả năng chịu được va đập trong quá trình vận chuyển.
- Lấp đầy các khoảng trống trong hộp bằng vật liệu chèn để hạn chế sự chuyển động của sản phẩm.
- Sử dụng băng keo chắc chắn để cố định bưu kiện. Tránh sử dụng dây thừng hoặc các vật liệu không đảm bảo.
- Việc đóng gói cẩn thận giúp bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyển, tránh thất lạc và hư hỏng.
- Sử dụng các dịch vụ đóng gói chuyên nghiệp nếu bạn cần vận chuyển những vật dụng quan trọng hoặc dễ vỡ.
Đối với các phương thức vận chuyển đặc biệt như đường hàng không hay đường biển, một số chủ shop có thể áp dụng thêm biện pháp gia cố bằng băng dính. Việc quấn thêm lớp băng dính này giúp cố định hàng hóa, đảm bảo chúng được đóng gói chặt chẽ bên trong hộp. Nhờ vậy, hạn chế tối đa tình trạng rơi rớt các chi tiết nhỏ trong quá trình vận chuyển, đặc biệt hữu ích khi bạn gửi đi những món đồ có nhiều bộ phận rời rạc.
6. Cách để tối thiểu trọng lượng bao bì mà vẫn đảm bảo yêu cầu, an toàn của hàng hóa
Mặc dù đã tối ưu được trọng lượng của bao bì, tuy nhiên bạn cũng cần phải đảm bảo được tính an toàn và tuân thủ theo yêu cầu của quy định về vận chuyển hàng hoá. Dưới đây là các cách giúp bạn thỏa mãn được các yêu cầu trên.
6.1. Chọn lựa bao bì phù hợp với từng loại hàng hóa
Việc lựa chọn bao bì phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm và tối ưu hóa quá trình vận chuyển. Cần xem xét sẽ sử dụng chất liệu gì và dùng như thế nào. Sử dụng thùng carton là một giải pháp phổ biến và tiện lợi.
6.2. Lưu ý việc chọn vật liệu đóng gói
Tùy vào từng loại hàng hóa khác nhau mà sẽ lựa chọn vật liệu khác nhau. bạn có thể chọn lựa giữa màng xốp khí, màng xốp foam dày hoặc giấy bìa để bọc hàng hóa. để đóng hàng, hãy sử dụng thùng carton hoặc túi, màng bọc PE, PVC.
Trên đây là các thông tin mà Dolphin Sea Air đưa đến cho các bạn nhằm giải đáp vấn đề Gross weight là gì. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc về gross weight và các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT:
- Cargo là gì? Tìm hiểu về phương thức vận chuyển Air Cargo
- Chứng từ vận tải hàng không là gì? Quy định mới nhất