Có các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không nào?
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa trên khắp thế giới. Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau. Để giúp bạn có thể phân loại hàng hóa khi vận chuyển thì Dolphin Sea Air sẽ chia sẻ cho bạn những hàng hóa được phép vận chuyển bằng đường hàng không dưới đây!
>>>> DÀNH CHO BẠN: Dịch vụ vận tải hàng không quốc tế, nội địa số 1 hiện nay
1. Các loại hàng hóa được phép vận chuyển bằng đường hàng không
Bạn đã phân biệt được hàng hóa phổ thông và hàng hóa đặc biệt khi vận chuyển bằng đường hàng không chưa? Nếu chưa thì Dolphin Sea Air sẽ giúp bạn phân loại các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không ngay sau đây:
1.1 Hàng hóa phổ thông - General Cargo
Hàng hóa phổ thông thường là những hàng hóa không thuộc danh mục hàng đặc biệt. Đồng thời, loại hàng hóa này không đòi hỏi quy trình hay xử lý đặc biệt nào trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, hàng hóa phổ thông còn là các mặt hàng bán lẻ và tiêu dùng phổ biến như: quần áo, giày dép, hàng khô, phần cứng và vải vóc. Nói một cách đơn giản, đây là những sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày, mà không cần đến các quy định đặc biệt trong quá trình vận chuyển.
Một số hàng hóa ngoại lệ có thể bao gồm các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng và laptop. Các hàng hóa này có một số quy định đặc biệt, để đảm bảo an toàn và bảo quản chất lượng trong quá trình vận chuyển.
1.2 Hàng hóa đặc biệt - Special Cargo
Hàng đặc biệt là một trong các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đòi hỏi quy trình vận chuyển phức tạp hơn một chút. Đặc biệt là với những loại hàng có bản chất, cân nặng, kích thước và giá trị đặc biệt. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển, những loại hàng này cần tuân theo các điều kiện cụ thể về đóng gói, dán nhãn, tài liệu chuẩn bị và quy trình xử lý.
Các loại hàng hóa đặc biệt bao gồm:
- Động vật sống - Mã AVI: Tất cả các động vật thường được vận chuyển trong máy bay chở hàng. Riêng với các động vật to lớn cần phải có giấy phép chi tiết. Trong trường hợp này, động vật có thể được vận chuyển trên máy bay chở khách.
- Hàng hóa giá trị cao - Mã VAL: Đây là những lô hàng có giá trị từ 100.000 đồng trở lên mỗi kg. Các lô hàng này bao gồm cả các kim loại quý, ghi chú ngân hàng và các mặt hàng có giá trị cao khác. Những sản phẩm nêu trên được lưu trữ trong điều kiện an toàn, được giám sát chặt chẽ bởi dịch vụ an ninh sân bay. Dịch vụ này cũng đảm bảo quá trình vận chuyển đến và đi giữa máy bay cùng các phương tiện diễn ra một cách an toàn.
- Hành hóa ngoại giao - Mã DIP: Đây thường là các chuyến hàng đặc biệt quan trọng như chuyển phái đoàn của các bộ trưởng, cơ quan lãnh sự và đại sứ quán. Quá trình lưu trữ của các chuyến hàng này có thể được thực hiện tại một khu vực kho đặc biệt.
- Hài cốt - HUM: Hài cốt được chuyển đi với các yêu cầu về thủ tục và đóng gói cực kỳ nghiêm ngặt. Điều này đóng vai trò quan trọng vì các yêu cầu có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia đến nơi đích.
- Hàng dễ hỏng - Mã PER: Các loại hàng này đặc biệt phù hợp với vận tải hàng không thường được ưu tiên về không gian lưu trữ. Đặc biệt là đối với các loại hàng hóa như: thịt tươi, trái cây, rau, các sản phẩm tương tự và bao gồm cả báo chí.
- Hàng nguy hiểm: Hàng hóa này được vận chuyển trong bụng của máy bay. Tuy nhiên, quá trình vận chuyển đối với hàng hóa nguy hiểm như thuốc nổ sẽ bị từ chối thẳng trong vận chuyển. Còn các loại hàng như: hộp khẩu súng (đạn dược vũ khí hạng nhẹ), xăng dầu, axit sunfuric, asen,..chắc chắn sẽ phải tuân thủ các quy định cực kỳ nghiêm ngặt và hạn chế khi được vận chuyển. Bên cạnh đó, có thể xem xét bản chất của những hàng hóa để vận chuyển đúng quy định:
- Loại 1: Chất nổ
- Loại 2: Khí
- Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
- Loại 4: Chất rắn dễ cháy
- Loại 5: Các chất oxy hóa
- Loại 6: Chất độc hại và lây nhiễm
- Loại 7: Chất phóng xạ
- Loại 8: Các chất ăn mòn
- Loại 9: Các chất khác
- Hàng hóa ướt - Mã WET: Ví dụ, khi vận chuyển cá chình thì chúng sẽ được đặt trên pallet trước và phủ bằng chăn ướt.
- Hàng có mùi mạnh - SMELL: Hàng có mùi mạnh được phân loại tùy thuộc vào đặc tính của hàng hóa. Ví dụ như phô mai Pháp, tỏi, dầu hoặc
- một số chất khác.
- Hàng hóa nặng - BIG, HEA: Khi vận hàng hóa nặng thì nên xem xét khả năng hàng hóa bám vào pallet khác. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến những hạn chế của trọng lượng của hàng hóa cho mỗi đơn vị diện tích.
Để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn an toàn và thuận tiện trên toàn cầu, IATA - Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế quản lý ba cơ quan chuyên biệt:
- Cơ quan hàng nguy hiểm - DGB
- Cơ quan xử lý thời gian và nhiệt độ - TTWG
- Cơ quan động vật sống và hàng dễ hư hỏng - LABP
Những cơ quan này chịu trách nhiệm đưa ra hướng dẫn và tiêu chuẩn để đảm bảo rằng các loại hàng đặc biệt được vận chuyển một cách an toàn và hiệu quả.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Bảng giá cước vận chuyển hàng không quốc tế mới nhất
2. Các loại hàng hóa không được phép vận chuyển bằng đường hàng không
Bên cạnh các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không đã nêu trên, thì cũng có những mặt hàng không được phép vận chuyển theo phương thức này. Dolphin Sea Air sẽ chia sẻ chi tiết và cụ thể cho bạn dưới đây:
2.1 Phân loại hàng hóa theo cấp độ nguy hiểm
Hàng nguy hiểm được phân thành 9 cấp độ dưới đây, bao gồm:
-
Cấp độ 1: Chất nổ
-
Cấp độ 2: Khí ga
-
Cấp độ 3: Chất lỏng dễ cháy
-
Cấp độ 4: Chất rắn dễ cháy, bao gồm các loại có thể gây nổ bột phát hoặc tạo khí cháy khi tiếp xúc với nước
-
Cấp độ 5: Các chất gây oxy hóa và peroxide hữu cơ
-
Cấp độ 6: Chất độc hại và gây truyền nhiễm
-
Cấp độ 7: Vật liệu phóng xạ
-
Cấp độ 8: Chất gây ăn mòn
- Cấp độ 9: Chất hoặc vật liệu gây nguy hiểm chung, bao gồm cả chất gây hại cho môi trường.
Sự phân chia này giúp đánh giá mức độ nguy hiểm của hàng nguy hiểm. Đồng thời, 7 nhóm đầu tiên được xác định dựa trên mức độ nguy hiểm phổ biến.
2.2 Tổng hợp những hàng hóa không được vận chuyển
Ngoài các loại hàng hóa phân theo cấp độ nguy hiểm đã nêu trên, thì doanh nghiệp cần lưu ý đến những mặt hàng không được phép vận chuyển trên các chuyến bay. Điều này giúp các doanh nghiệp tránh gặp phải vấn đề phức tạp trong quá trình xuất nhập khẩu. Dolphin Sea Air sẽ tổng hợp chi tiết những hàng hóa không được vận chuyển cho bạn dưới đây:
- Da từ động vật.
- Nước uống chứa cồn.
- Vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự.
- Sản phẩm từ lông thú.
- Ngà voi và các sản phẩm làm từ ngà voi.
- Tiền và chứng từ có khả năng chuyển đổi thành tiền.
- Hạt giống.
- Nam châm và vật liệu có tính từ tính.
3. Ưu và nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế. Dolphin Sea Air sẽ chia sẻ những ưu và nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không dưới đây:
3.1 Ưu điểm
Ưu điểm của các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không như sau:
-
Thời gian vận chuyển: Máy bay là phương tiện vận tải có tốc độ cao nhất trong các phương thức vận tải hiện nay. Điều này giúp đảm bảo hàng hóa được gửi đi một cách nhanh chóng. Vận tốc trung bình của một máy bay chở hành khách dao động từ 800 đến 1000km/h, cao hơn rất nhiều so với các phương tiện vận chuyển khác. Nhờ vào điều này, thời gian vận chuyển bằng máy bay không có phương thức vận chuyển nào có thể so sánh được.
-
Mức độ an toàn: Vận chuyển hàng bằng máy bay mang lại sự an toàn cao nhất. Đồng thời, rủi ro liên quan đến việc sử dụng máy bay giảm đáng kể so với các phương thức khác như đường bộ, đường sắt và đường biển. Do đó, hàng hóa được đảm bảo không bị thất thoát, hư hỏng hay mất mát trong quá trình vận chuyển. Điều này giúp giảm thiểu tổn thất phát sinh do các sự cố như làm hàng đổ vỡ hay trộm cắp vặt.
- Khoảng cách vận chuyển: Đường hàng không có khả năng vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm xa. Bởi vì phương thức vận chuyển này có thể vượt qua được nhiều rào cản địa lý và địa hình khác nhau.
- Phí lưu kho: Phí lưu kho thường đạt mức tối thiểu do tính chất của hàng hóa. Đồng thời, quá trình kiểm tra trước khi hàng nhập vào khu vực sân bay được thực hiện một cách cẩn thận. Điều này giúp đảm bảo thủ tục xử lý diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
- Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm vận chuyển đường hàng không thấp do mức độ rủi ro ít hơn so với các phương thức khác.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là gì?
3.2 Nhược điểm
Nhược điểm của các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không như sau:
- Chi phí: Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thường có chi phí cao hơn so với các phương tiện khác.
- Giới hạn khối lượng hàng vận chuyển: Hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thường có giới hạn về khối lượng. Điều này có thể là một hạn chế đối với các mặt hàng lớn và nặng.
- Thủ tục:Quy trình thủ tục và xử lý tại sân bay có thể tốn thời gian và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía doanh nghiệp. Có nhiều quy định và luật pháp áp dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, để bảo đảm an toàn và an ninh bay. Bên cạnh đó, có nhiều loại hàng hóa không được chấp nhận vận chuyển theo quy định.
- Yếu tố ngoại cảnh: Các yếu tố như thời tiết, tình trạng sân bay và các vấn đề an ninh có thể ảnh hưởng đến lịch trình và an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không.
4. Lưu ý khi chọn các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không
Bạn đã được tìm hiểu về ưu và nhược điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Tiếp theo, Dolphin Sea Air sẽ cung cấp những lưu ý khi chọn các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không dưới đây:
4.1 Vận chuyển hàng hóa kiểm soát nhiệt độ
-
Chuẩn bị hồ sơ và dán nhãn cho hàng nguy hiểm cần kiểm soát nhiệt độ: Khi thực hiện vận chuyển hàng kiểm soát nhiệt độ, điều quan trọng là phải đảm bảo các tài liệu đã được khai báo đầy đủ và dễ đọc. Để tăng cường tính minh bạch thì bạn nên sử dụng thông tin và số điện thoại của đơn vị gửi hàng và người nhận hàng để tăng cường tính minh bạch. Ngoài ra, sử dụng mã xử lý hàng theo tiêu chuẩn IATA được viết bằng 3 ký tự là phương pháp được khuyến nghị.
-
Nếu kiện hàng đi kèm với chứng nhận hoặc giấy tờ về y khoa, những tài liệu này cần được khai báo rõ trong phần "Thông tin xử lý hàng – Handling Information" của không vận đơn. Ngoài ra, bạn nên mô tả chi tiết trong phần "Đặc điểm và lượng hàng". Đồng thời, bạn phải ghi chú đá khô được sử dụng như chất làm lạnh và nên được liệt kê trong danh mục hàng hóa nguy hiểm.
-
- Cung cấp các thông tin quản lý hàng kiểm soát nhiệt độ: Trước khi hãng hàng không chấp nhận hàng kiểm soát nhiệt độ và thời gian từ đơn vị gửi hàng thì có một loạt thông tin quan trọng cần được cung cấp bao gồm:
- Nội dung về hàng kiểm soát nhiệt độ và thời gian
- Loại đóng gói
- Lịch bay và tuyến bay
- Loại máy bay
- Điều kiện về môi trường
- Mức yêu cầu về kiểm soát nhiệt độ trong tất cả các giai đoạn
- Khoảng thời gian vận chuyển dự kiến
- Số điện thoại liên hệ cả ngày
- Điều kiện cụ thể theo quốc gia
Cung cấp đầy đủ thông tin này sẽ giúp đảm bảo quá trình vận chuyển hàng kiểm soát nhiệt độ diễn ra suôn sẻ.
4.2 Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng
Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng đường hàng không như sau:
-
Quy định về vận chuyển hàng dễ hư hỏng: Vận chuyển hàng dễ hư hỏng bằng đường hàng không cần có quy trình cụ thể và người vận chuyển nên tuân thủ các quy định nay. Điều này gồm các bước như: đánh dấu và nhãn dán, xác định điều kiện tiền định và đặc biệt là trách nhiệm từ đơn vị gửi hàng và hãng bay. Cả hai đơn vị cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện được mô tả trong trọng mục 1.2 và 1.3 của hướng dẫn về quy định hàng dễ hư hỏng của IATA (PCR).
- Đánh dấu và dán nhãn cho việc vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng: Để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng bằng đường hàng không, đơn vị vận chuyển cần tuân thủ quy trình vận chuyển và đảm bảo các điều kiện của quy trình. Đầu tiên, đơn vị gửi hàng cần đảm bảo mẫu không vận đơn được điền đầy đủ và chính xác và kèm theo lý do xử lý hàng hóa dễ hư hỏng.
- Khâu khai báo hàng hoá đòi hỏi đánh dấu theo quy chuẩn mã xử lý hàng của IATA. Điều này giúp đảm bảo hàng hóa được xử lý đúng cách. Mã xử lý hàng hoá có sẵn trong phụ lục D của Hướng dẫn về quy định hàng dễ hư hỏng của IATA (PCR). Giấy tờ khác như số cấp phép cũng cần được chuẩn bị. Đặc biệt là trong các quốc gia có yêu cầu cụ thể về khai báo hàng hoá.
- Ngoài ra, việc đánh dấu đúng nhãn hàng hóa là vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm cả việc đặt tem nhãn theo chuẩn IATA trên các đồ vật. Chẳng hạn như "hàng dễ hư hỏng", "đây là mặt trên", "hàng ướt" và đặc biệt là đối với đá khô - hàng hóa được xem xét như một loại mặt hàng nguy hiểm.
- Đóng gói hàng hóa dễ hư hỏng cẩn thận: Nhiều loại hàng hóa dễ hư hỏng có thời gian phân huỷ khác nhau. Để đảm bảo hàng hóa đến nơi an toàn, quy trình đóng gói và xử lý phải được thực hiện chính xác. Đồng thời, quy trình này phải phù hợp với tính toàn vẹn của hàng hóa và đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc đóng gói cũng cần đảm bảo khả năng chống chịu khi nhiệt độ thay đổi và chồng chất hàng hóa lên nhau.
>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Các loại container hàng không? Phân loại kích thước đóng hàng
4.3 Vận chuyển động vật sống
Lưu ý khi vận chuyển động vật sống bằng đường hàng không như sau:
-
Quy định về vận chuyển động vật sống: IATA LAR đã được áp dụng chính thức trong quy định của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hàng năm, tài liệu này được cập nhật với thông tin về việc áp dụng và thực thi các quy định về vận chuyển động vật sống. Theo quy định, tất cả động vật sống trừ chó phải được đặt trong một vật chứa chuyên dụng.
- Đánh dấu và dán nhãn cho khâu vận chuyển động vật sống: Khi xử lý vận chuyển động vật sống, việc đánh dấu và dán nhãn là quan trọng và luôn bắt buộc. Các nhãn phải được in và dán lên bề mặt bên ngoài của vật dụng chứa động vật. Đồng thời, ngôn ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai cùng với ngôn ngữ được sử dụng bởi đơn vị gửi hàng.
- Quy trình xử lý với việc vận chuyển động vật sống: Khi vận chuyển động vật sống, người hoặc đơn vị gửi hàng chịu trách nhiệm đảm bảo sức khỏe của động vật. Hãng bay cũng phải đảm bảo rằng người gửi hàng tuân thủ các quy định, bao gồm:
- Thông tin chi tiết về tài liệu.
- Mẫu thiết kế của vật chứa.
- Đánh dấu và nhãn dán.
- Tuyến và thông tin đặt chỗ.
Danh mục chấp nhận cần được điền đầy đủ theo IATA LAR. Đồng thời, nhân sự thực hiện quy trình này phải được đào tạo đầy đủ và tuân thủ các quy định của IATA và cập nhật thông tin về các thay đổi qua các năm.
Động vật nên được đưa vào khoang chứa đã được chấp thuận và không được đưa lên ULD. Vật chứa luôn phải được hướng lên trên để giảm động chấn. Động vật nên được đưa lên gần thời điểm bay nhất có thể.
Nhân sự cần đảm bảo rằng các loại hàng hoá khác không rơi vào chuồng của động vật khi vận chuyển. Động vật sống không nên được đặt gần loại hàng hóa nguy hiểm hoặc thực phẩm trừ khi được niêm phong kín. Khi không chắc chắn, bạn nên tránh đặt các loại hàng hoá khác cạnh chuồng của động vật.
4.4 Một số lưu ý chung
Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong quá trình vận chuyển các loại hàng hàng hóa bằng đường hàng không:
- Đảm bảo hàng hóa hợp lệ: Hàng hóa phải thuộc danh sách được phép vận chuyển bằng đường hàng không và phải có đầy đủ hồ sơ thông tin.
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết: Việc vận chuyển bằng đường hàng không đòi hỏi tuân thủ các quy định về xuất xứ, tem phiếu và các giấy tờ liên quan khác.
- Chú ý đến trọng lượng hàng hóa: Hàng hóa vận chuyển hàng không có quy định về giới hạn trọng lượng, nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Nếu vượt quá trọng lượng quy định, cần xem xét các phương thức vận chuyển khác.
- Đóng gói hàng hóa cẩn thận: Hàng hóa cần được đóng gói đúng quy định như: thực phẩm cần đóng trong thùng gỗ và hàng tươi sống cần được bảo quản với đá. Đồng thời, không nên vận chuyển hàng thực phẩm cùng với hàng hóa nguy hiểm để tránh nguy cơ ô nhiễm.
- Kiểm tra thông tin: Kiểm tra chính xác thông tin của bên nhận hàng là quan trọng để đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng địa điểm. Điều này giúp tránh tình trạng trả về hư hại hoặc mất mát.
- Chi phí hải quan: Chi phí hải quan có thể phát sinh nếu thông tin về hàng hóa không đúng khi thực hiện thủ tục hải quan. Doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí liên quan đến tổn thất. Trong khi đó, hãng hàng không chỉ chịu trách nhiệm với những thông tin đã được kê khai trong hợp đồng vận chuyển.
- Chọn dịch vụ vận chuyển uy tín: Lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa uy tín là điều quan trọng để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi. Sự hỗ trợ từ bên cung cấp dịch vụ vận chuyển giúp quy trình diễn ra nhanh chóng và chính xác và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Việc tuân thủ các quy định này giúp đảm bảo an toàn và chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không.
5. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại Dolphin Sea Air
Quy trình vận chuyển các loại hàng hóa bằng đường hàng không tại Dolphin Sea Air như sau:
-
Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
- Bước 2: Check giá và chốt giá, chốt tải chỗ rồi báo cho khách
- Bước 3: Booking - Đối với nhập khẩu thì cần chốt lịch trình vận chuyển với khách
- Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý lô hàng:
- Đối với xuất khẩu thì Dolphin hỗ trợ điều phối hàng trên sân bay và làm thủ tục hàng tại sân bay
- Đối với hàng nhập khẩu thì Dolphin hỗ trợ cập nhật lịch giao hàng, update tiến trình làm thủ tục hải quan và cập nhật cho khách
- Bước 5: Cập nhật hóa đơn vận chuyển và gửi chứng từ cho khách hàng
- Bước 6: Theo dõi và cập nhận tình hình đơn hàng cho khách
- Bước 7: Giao hàng cho khách
- Đối với xuất khẩu thì Dolphin sẽ trực tiếp giao hàng và khách hàng thanh toán theo hợp đồng
- Đối với hàng nhập khẩu Dolphin nhận thông báo hàng đến nơi, giao lệnh giao hàng và thông báo khách nhận hàng
Nếu bạn muốn biết quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cụ thể thì hãy liên hệ cho Dolphin Sea Air theo thông tin sau:
Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo
- Địa chỉ trụ sở: Tầng 18, Epic Tower, 19 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ chi nhánh Hải Phòng: Tầng 3, số 274 đường Đà Nẵng, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
- Địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà Trực Thăng Miền Trung, đường Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Địa chỉ chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 6, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình
- Hotline: 1900986813
- Email: info@dolphinseaair.com
Bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin về các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Hy vọng bạn sẽ tin tưởng lựa chọn dịch vụ vận chuyển của Dolphin Sea Air. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về các dịch vụ tại Dolphin Sea Air thì hãy liên hệ hotline: 1900986813.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
- Gross Weight là gì? Cách giảm GW và so sánh với Net Weight?