Tiêu Chí Xuất Xứ Trên Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa
Bạn đang cần xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) nhưng lại bối rối khi xây dựng tiêu chí xuất xứ? Vậy tiêu chí xuất xứ là gì? Bạn cần làm gì để xây dựng tiêu chí xuất xứ trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa? Bài viết dưới đây của Công ty Dolphin sẽ giúp bạn vấn đề này.
1. Tiêu chí xuất xứ là gì?
Tiêu chí xuất xứ là những một chuẩn mực được đặt ra nhằm mục đích sử dụng để đánh giá để hàng hóa liệu có đủ điều kiện để xin CO hay không.
2. Các tiêu chí xuất xứ thường gặp
Bảng 1: Tiêu chí xuất xứ trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
2.1. Tiêu chí xuất xứ thuần túy – Wholly Obtain (WO)
Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất toàn bộ trên lãnh thổ tại nước thành viên FTA xuất khẩu.
Ví dụ theo hiệp định AKFTA,Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT Các sản phẩm thường được xét đến tiêu chí xuất xứ thuần túy như sau:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm quả, hoa, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó.
- Động vật sống bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, động vật thân mềm, loài bò sát, vi khuẩn và vi rút, được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên xuất khẩu.
- Các hàng hoá chế biến từ động vật sống tại Nước thành viên xuất khẩu.
- Hàng hoá thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại Nước thành viên xuất khẩu.
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ của Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng biển lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế.
- Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó, trừ các sản phẩm được quy định tại khoản 7 Điều này.
- Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
- Quá trình sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu; hoặc
- Hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Nước thành viên xuất khẩu, với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô.
2.2. Tiêu chí PE (Produced Entirely) – Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu “có xuất xứ”
Đây là tiêu chí xuất xứ yêu cầu hàng hóa phải được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu “có xuất xứ”. Hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây có thể được coi là đáp ứng tiêu chí “PE”:
- Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu có xuất xứ thuần túy (WO);
- Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị (RVC/LVC/VAC), tiêu chí chuyển đổi mã hs code CTC (CC, CTH, CTSH) hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP).
- Được sản xuất toàn bộ từ các nguyên vật liệu có xuất xứ (PE);
2.3. Tiêu chí Hàm lượng giá trị (Value content)
Tiêu chí về hàm lượng giá trị là tính tỷ lệ phần trăm giá trị hàng hóa sẽ phải đạt được để đủ tiêu chí xuất xứ hàng hóa. Tùy vào từng hiệp định thương mại và từng mặt hàng mà sẽ có một ngưỡng cụ thể, 1 yêu cầu về tỷ lệ phần trăm giá trị cụ thể.
Mỗi 1 hiệp định thương mại sẽ có 1 cách tính tỷ lệ phần trăm giá trị khác nhau.
- RVC (Region value content): Hàm lượng giá trị khu vực.
- LVC (Local value content): Hàm lượng giá trị nội địa.
- VAC (Value added content): Hàm lượng giá trị gia tăng.
2.4. Tiêu chí CTC (Change in Tariff Classification) – Chuyển đổi mã số HS code
Yêu cầu các nguyên vật liệu không có xuất xứ trải qua quá trình biến đổi hs code so với sản phẩm ở các cấp sau:
- Chuyển đổi Chương – CC – Change in Chapter
Tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ phải trải qua quá trình biến đổi hs code cấp Chương (2 số) so với sản phẩm, chuyển đổi bất kỳ từ 1 Chương đến 1 Chương khác.
- Chuyển đổi nhóm – CTH – Change in Tariff heading
Tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ phải trải qua quá trình biến đổi mã số HS ở cấp độ Nhóm (4 số) so với sản phẩm. Nó cũng là sự chuyển đổi bất kỳ từ 1 Nhóm đến 1 Nhóm khác.
- Chuyển đổi cấp phân nhóm – CTSH – Change in Tariff Subheading
Toàn bộ nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ phải trải qua biến đổi mã số HS ở cấp độ phân nhóm (6 số) so với sản phẩm. Có nghĩa là chuyển đổi từ 1 phân Nhóm này sang 1 phân Nhóm khác.
2.5. PSR – Product Specific Rules – Quy tắc cụ thể mặt hàng
Những mặt hàng có Hs code cụ thể được quy định tại Phụ Lục quy tắc cụ thể mặt hàng thuộc hiệp định thương mại phải xin CO theo tiêu chí xuất xứ đã được liệt kê tương ứng.
2.6. GR (General Rule) - Quy tắc chung
Trong trường hợp hiệp định thương mại không có quy tắc cụ thể mặt hàng, có thể xin CO theo quy tắc chung. Thường sẽ là CTH hoặc RVC, có trường hợp sẽ là CTSH + RVC 35% trở lên đối với form AI.
2.7. SP (Specific Process) - Công đoạn gia công, chế biến cụ thể
Trong một số FTA có những sản phẩm chỉ được coi là có xuất xứ Việt Nam nếu trải qua một quy trình sản xuất, gia công, chế biến cụ thể.
2.8.De Minimis – Quy tắc tỷ lệ không đáng kể
Quy tắc tỷ lệ không đáng kể được hiểu đây là những nguyên liệu không đáp ứng được tiêu chí chuyển đổi mã số HS của sản phẩm. Song sản phẩm làm ra vẫn được xem là có xuất xứ, nếu chúng không vượt quá ngưỡng X%, giá trị hoặc trọng lượng.
2.9. Cumulation – Quy tắc cộng gộp
- Cộng gộp thông thường – Accumulation
Nguyên vật liệu trong FTA đáp ứng quy tắc xuất xứ cụ thể thì 100% giá trị nguyên vật liệu sẽ được cộng vào để tính toán.
- Cộng gộp toàn bộ/ Cộng gộp đầy đủ – Full Cumulation
Nguyên vật liệu trong FTA không cần đáp ứng toàn bộ quy tắc xuất xứ mà có thể đáp ứng 1 phần. Ví dụ không thể đáp ứng tiêu chí RVC 40% mà chỉ có thể đáp ứng tiêu chí RVC 29% thì phần giá trị được cộng vào là phần giá trị gia tăng của nguyên vật liệu (29%) thay vì toàn bộ nguyên vật liệu.
- Cộng gộp từng phần – Partial Cumulation
Được áp dụng duy nhất trong ATIGA, được hiểu là khi nguyên liệu đáp ứng được quy định cộng gộp sẽ được tính 100% giá trị nguyên liệu. Nếu nguyên vật liệu đáp ứng 20% đến 39% hàm lượng RVC vẫn được cấp CO & được đánh dấu vào ô "Partial Cumulation" trên CO. Trong trường hợp RVC dưới 20% thì không được cộng gộp.
3. Cách xây dựng tiêu chí xuất xứ trên chứng nhận xuất xứ
Bước 1: Kiểm tra xem hàng hóa có đạt tiêu chí WO, PE hay không.
Bước 2: Nếu hàng hóa không đạt WO/PE, kiểm tra tiêu chí trong các FTA để xét tiếp đến tiêu chí cụ thể mặt hàng.
Bước 3: Nếu quy tắc cụ thể mặt hàng không có hoặc không có mã hs code của hàng hóa, xét đến tiêu chí chung GR.
4. Kết luận:
Trên đây là bài viết làm rõ về tiêu chí xuất xứ trên CO dựa trên kinh nghiệm thực tế xin CO cho các khách hàng của Công ty DOLPHIN. Ngoài ra, để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu, lịch tàu, Quý khách hàng có thể theo dõi trên fanpage để được cập nhật những bài viết mới nhất.
Mọi thắc mắc đóng góp ý kiến hoặc cần tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ đến hotline hoặc email của Công ty DOLPHIN chúng tôi theo thông tin bên dưới:
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hải Hàng không Con Cá Heo
- Hotline: 1900986813
- Email: saleshan6@dolphinseaair.com
- Fanpage Dolphin Sea Air Services Corp. - Logistics Company: https://www.facebook.com/dolphinseaairlogistics/