Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Bộ Chi Tiết 2024

0/5
(0 bình chọn)

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ gồm những bước nào và cần chuẩn bị những gì? Đây cũng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp chuẩn bị nhập khẩu hàng hóa quan tâm và tìm hiểu. Bài viết bên dưới của Dolphin Sea Air sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn. Cùng theo dõi nhé!

>>>> DÀNH CHO BẠN: Vận tải đường bộ quốc tế - Quy trình, chứng từ và đơn vị uy tín

Mục lục bài viết

1. Bước 1: Tìm doanh nghiệp uy tín để đặt hàng nhập khẩu

Khi nhập khẩu hàng hóa bằng vận chuyển bằng đường bộ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tham khảo nhiều nguồn thông tin, nhất là với những đối tác mới. Chính vì thế, để hàng hóa nhập khẩu đạt chất lượng và giảm thiểu được rủi ro bạn cần tham khảo nhiều nguồn như:

  • Đơn vị cung cấp.
  • Chất lượng sản phẩm.
  • Thị trường giá cá.
  • Sản phẩm đặc trưng.
  • Văn hóa kinh doanh. 

Việc tìm đối tác uy tín, đáng tin cậy là một bước quan trọng để đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng cao và hạn chế được những rủi ro. Để đảm bảo bạn nên lựa chọn hợp tác với các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Tìm doanh nghiệp uy tín

 Sau khi đã lựa chọn được đối tác uy tín, bạn cần tiến hành gửi đơn đặt hàng. Có thể thông qua hình thức trao đổi trực tiếp, gọi điện, email hoặc hình thức online. Đơn đặt hàng của bạn cần phải ghi rõ những thông tin sau:

  • Thông tin chi tiết về doanh nghiệp hoặc người mua hàng như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, người đại diện, email.
  • Thông tin chi tiết về hàng hóa gồm tên hàng hóa, số lượng, tổng tiền, điều kiện giao hàng, mẫu mã, chất lượng…
  • Điều kiện và hình thức thanh toán. ( Có thể yêu cầu người bán gửi Proma Invoice để sử dụng cho việc chuyển tiền ở ngân hàng)

2. Bước 2: Xác nhận ký hợp đồng, xác định thời điểm vận chuyển

Sau khi đã thỏa thuận thành công và đồng ý hợp tác, bước tiếp theo sẽ là bước ký hợp đồng. Vì đây là hợp đồng giao thương với đơn vị nước ngoài, nên để đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu mọi rủi ro bạn cần lưu ý những điểm sau: 

  • Chi tiết về tên hàng hóa nhập khẩu, tổng tiền, số lượng: Những thông tin này phải trùng khớp với invoice, packing list, BL để thủ tục thông quan không gặp nhiều rắc rối. 
  • Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, các giấy tờ chứng minh đi kèm.
  • Điều khoản, phương thức thanh toán, các đợt thanh toán, thời gian thanh toán.
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Xác nhận ký hợp đồng

Đối với doanh nghiệp mới tự nhập khẩu hàng hóa, thì nên thông qua công ty dịch vụ tại Việt Nam. Điều này để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo hình thức door - to - door mà không phải lo lắng những rủi ro. Tuy nhiên, sẽ mất một khoản phí không đáng kể cho dịch vụ này.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Quy trình chứng từ vận tải đường bộ trong và quốc tế

3. Bước 3: Đóng gói hàng hóa, giao hàng

Sau khi hai bên đã thống nhất thời gian, thì hàng hóa sẽ được gửi cho đơn vị vận chuyển. Bạn cần theo dõi sát sao những thông tin của đơn hàng như: thời gian đóng gói hàng hóa, chi phí vận vận chuyển, thời gian vận chuyển… Bạn có thể theo dõi những thông tin qua website, app, liên hệ trực tiếp… Khi có đầy đủ thông tin giúp bạn yên tâm phần nào về đơn hàng của bạn.   

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Đóng gói hàng hóa, giao hàng

 

4. Bước 4: Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ và thông báo

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ, bạn cần chú ý những thông tin quan trọng sau:

  • Thông tin hãng vận tải như tên, số liên lạc, website theo dõi hành trình của hàng hóa. 
  • Lịch trình theo dõi hàng hóa. 
  • Số lượng chuyến, thời gian, lịch trình cụ thể của hàng hóa.
  • Thời gian vận chuyển và nhận hàng hóa.
  • Hàng hóa đi trực tiếp hay chuyển tải.
  • Hàng hóa có hư hỏng, lỗi phát sinh và giải quyết như thế nào.  
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ 

5. Bước 5: Thanh toán cho đơn hàng

Trước khi giao hàng hai bên sẽ thống nhất hình thức và các đợt thanh toán. Các đợt thanh toán có thể từ 1-3 lần tùy theo thỏa thuận của hai bên. Đối với hàng hóa nhập khẩu thường sẽ thanh toán bằng phương thức L/C hoặc T/T. Để đảm bảo an toàn cả hai bên thường lựa chọn phương thức L/C được thực hiện như sau:

  • Bên mua yêu cầu phía ngân hàng mở Thư tín dụng cho họ.
  • Ngân hàng của người mua cam kết sẽ thanh toán giá trị hàng hóa cho người bán thông qua ngân hàng của người bán.
  • Sau khi có L/C bên người bán sẽ tiến hành giao hàng theo quy định của hợp đồng và gửi đến ngân hàng bên mua bộ chứng từ để chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ bán hàng
  • Ngân hàng bên mua nếu nhận được bộ chứng từ phù hợp theo quy định đã đưa ra trong L/C thì buộc phải thanh toán tiền hàng cho bên bán.
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Thanh toán cho hóa đơn

Bộ chứng từ nhập khẩu cơ bản gồm những thông tin sau:

  • Vận đơn.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói.
  • Hợp đồng ngoại thương.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ.
  • Các chứng từ khác. 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Bảng giá cước vận tải đường bộ mới nhất hiện nay

6. Bước 6: Thủ tục Hải quan nhập khẩu

Thủ tục Hải quan của quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ gồm những bước sau:

  • Khai thông tin đầy đủ về nhập khẩu IDA.
  • Đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC.
  • Kiểm tra các điều kiện khi đăng ký tờ khai.
  • Phân luồng (Luồng xanh, vàng, đỏ), kiểm tra, thông quan.
  • Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan 
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Thủ tục Hải quan nhập khẩu

Mỗi mặt hàng sẽ có yêu cầu về chứng từ khác nhau, tuy nhiên khi làm thủ tục Hải quan nhập khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Hợp đồng.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách hàng hóa.
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc. 
  • Kiểm dịch thực vật Phytosan.
  • Certificate of analysis.
  • Health certificate.
  • Certificate of free sale.
  • Công bố chất lượng.
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng. 

7. Bước 7: Trình tự nhận hàng nhập khẩu về Việt Nam

Thông quan tờ khai hải quan, cung cấp thông tin số tờ khai hải quan, danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa khác) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho cơ quan hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ(căn cứ theo điều 52 thông tư 38/2015/TT-BTC). Sau khi có đủ chứng từ hàng hóa được cấp phép ra khỏi địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa để giao tới cho chủ hàng.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Một số quy định về nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam bằng đường bộ mà bạn cần lưu ý như:

  • Hiệp định song phương giữa các quốc gia với Việt Nam.
  • Các công ước hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ.
  • Thể lệ vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam.
  • Luôn cập nhật luật giao thông đường bộ mới nhất.
  • Nghị định 10/2020/NĐ-CP về Kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.

8. Cách nhập liệu tờ khai hải quan chi tiết

8.1 Bước 1: Chọn tờ khai và nhập liệu

Khi nhập liệu cần nhập thông tin từ trên xuống dưới, những mục có dấu (*) là thông tin bắt buộc nhập. Những ô màu xám là thông tin mà hệ thống tự động trả về nên bạn không cần phải nhập. Bạn cần thực hiện các bước như sau:

  • Ở thanh tiêu đề chọn mục “Tờ khai XNK” -> Chọn “Đăng ký tờ khai nhập khẩu”.
  • Tại mục “Hải quan đăng ký” chọn “Mã loại hình A11 - Nhập kinh doanh tiêu dùng”.
  • Tại mục “Phân loại cá nhân/tổ chức” và “Mã PTVC” lần lượt chọn “4 - Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức” và “ 9- Khác”.
  • Tại mục “Đơn vị xuất nhập khẩu” ở phần “Người xuất” cần nhập thông tin đối tác in hoa không dấu. 
    • Mục “Địa chỉ” nhập theo thứ tự là số nhà - đường - quận, huyện - tên nước.
    • Mục “Vận đơn” nhập thông tin vận chuyển như ngày vận đơn, phương tiện vận chuyển, cảng địa điểm dỡ/xếp hàng, vận đơn nếu có. 
    • Mục “Số lượng kiện” và “Loại kiện” cần chọn kiện hàng và nhập số lượng.
    • Mục “Tổng trọng lượng hàng” và “Đơn vị tính gross” cần nhập tổng trọng lượng và chọn đơn vị tính trọng lượng.
    • Mục “Địa điểm lưu kho” cần chọn mã địa điểm lưu kho dự kiến.
    • Mục “Phương tiện vận chuyển” cần chọn phương tiện vận chuyển đã chọn ở trên.
    • Mục “Ngày hàng đến” cần nhập ngày hàng đến.
    • Mục “Địa điểm dỡ hàng” cần chọn cảng địa điểm dỡ hàng.
    • Mục “Địa điểm xếp hàng” cần chọn địa điểm xếp hàng. 
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Chọn tờ khai và nhập liệu thông tin

8.2 Bước 2: Điền thông tin nhập khẩu

Tương tự với bước 1, bạn cần nhập theo thứ tự từ trên xuống dưới những thông tin sau:

  • Mục “Mã văn bản pháp quy khác” và “Giấy phép nhập khẩu” cần chọn mã văn bản và giấy phép nếu có.

  • Mục “Hóa đơn thương mại” cần nhập thông tin có trên hàng hóa như số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng”.

  • Mục “Tờ khai giá trị” cần nhập những thông tin như:
    • Mục “Mã phân loại khai trị giá”: Chọn mã phân loại “6 - Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch”.
    • Mục “Phí vận chuyển” và “Phí bảo hiểm” cần nhập tổng phí vận chuyển và bảo hiểm của hàng hóa nếu có.
    • Mục “Chi tiết khai trị giá”: Nếu sử dụng phương pháp phân bổ theo số lượng người dùng không phải nhập thông tin mục này. Mà cần nhập khai báo chi tiết khoản khai điều chỉnh. Đồng thời nhập vào ô “Trị giá tính thuế” trên chi tiết tờ khai. 
  • Mục “Thuế và bảo lãnh” cần nhập thông tin về bảo lãnh thuế và hình thức nộp thuế của người khai báo Hải quan.
    • Mục “Mã xác định thời hạn nộp thuế” chọn “D - Trong trường hợp nộp thuế ngay”.
    • Các tiêu chí còn lại nhập vào ô nếu có thông tin. 
  • Mục “Thông tin khác” cần nhập trực tiếp thông tin nếu có
    • Mục “Số đính kèm khai báo điện tử”.
    • Mục “Địa điểm đích vận chuyển” và “Ngày khởi hành vận chuyển” dành cho doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất hoặc doanh nghiệp ưu tiên.
    • Mục “Phần ghi chú” cần nhập số hợp đồng và ngày hợp đồng. 
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Điền thông tin nhập khẩu

8.3 Bước 3: Chi tiết dòng hàng

Tại tab “Chi tiết dòng hàng” cần nhập các thông tin với các chỉ tiêu sau:

  • “Mã hàng” nhập mã hàng hóa.

  • “Tên hàng (mô tả chi tiết)” nhập tên hàng hóa.

  • “Mã HS” chọn mã HS.

  • “Xuất xứ” chọn xuất xứ của hàng hóa.

  • “Số lượng 1” nhập số lượng.

  • “Đơn vị tính 1” chọn đơn vị tính.

  • “Đơn giá hóa đơn” nhập đơn giá trên hóa đơn.

  • “Mã tiền đơn giá” chọn mã tiền đơn giá.

  • “Mã biểu thuế nhập khẩu” chọn mã biểu thuế nhập khẩu.

  • “Mã biểu thuế VAT” chọn mã biểu thuế VAT.

  • Các chỉ tiêu nhập vào nếu có thông tin.
quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Chi tiết dòng hàng

8.4 Bước 4:  Kiểm tra thông tin và lưu

Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin tờ khai hãy kiểm tra lại thông tin một lần nữa trước khi chọn “Lưu”.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Kiểm tra thông tin và lưu

9. Ưu và nhược điểm trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Mỗi một hình thức vận tải nào cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ mà bạn cần phải biết. 

9.1 Ưu điểm

Nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ sẽ đem đến cho khách hàng những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Linh hoạt về thời gian và địa điểm giao hàng.

  • Thời gian vận chuyển nhanh hơn so với đường biển, đường sắt nhờ có nhiều tuyến đường.

  • Tối ưu chi phí khi vận chuyển hàng hóa. 

  • Đa dạng phương tiện với kích thước, trọng tải khác nhau. Phù hợp với nhiều mặt hàng và tuyến đường theo yêu cầu. 

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Ưu điểm nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

9.2 Nhược điểm

Mặc dù quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ đem lại cho khách hàng nhiều ưu điểm nổi trội. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những nhược điểm như:

  • Kẹt biên, tai nạn giao thông, đường xá bị trở ngại…

  • Khối lượng hàng hóa bị hạn chế so với đường biển, đường hàng không, đường sắt. 

  • Phát sinh phụ phí đường bộ: Phạt quá trọng tải, phí cầu đường, vi phạm giao thông…

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Nhược điểm nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

10. Một số lưu ý trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

Để quá trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ đạt hiệu quả và thuận lợi nhất. Bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Thời gian giao hàng: Cần biết rõ thời gian giao hàng và thời gian muộn nhất có thể nhận hàng. Điểm này sẽ giúp bạn lập được kế hoạch và dự trù cho những việc nhận hàng một cách chính xác. 

  • Bồi thường hàng hóa: Cần trao đổi với đơn vị vận chuyển những chính sách bồi thường, trong trường hợp hàng hóa gặp sự cố trong quá trình vận chuyển. Việc này giúp bạn đảm bảo hàng hóa được an toàn.

  • Thông tin vận chuyển: Nắm rõ thông tin tên hãng vận chuyển, thông tin liên lạc, website theo dõi đơn hàng. Ngoài ra, cần biết về lịch di chuyển của hàng hóa, tần suất chuyến/tuần, thời gian vận chuyển khoảng bao lâu.

  • Phương thức vận chuyển: Cần biết hàng hóa được vận chuyển trực tiếp hay chuyển tải. Điều này giúp bạn nắm được quá trình vận chuyển và có phương án phù hợp cho hàng hóa của mình.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ

11. Có nên mua bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu?

Một quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ có chặt chẽ đến đâu vẫn có thể có rủi ro. Do đó, để giảm thiểu những tổn thất, thì việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là điều hoàn toàn cần thiết. Hơn thế nữa, hiện nay theo thỏa thuận giữa hai bên đối tác. Bên nhập khẩu hoặc xuất khẩu phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa, đến khi nhận được hàng. Điều này phụ thuộc vào loại hình xuất nhập khẩu là FOB hay CIF.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu

12. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đường bộ

Các phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đường bộ thường đi theo các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ… Và có 4 loại xe được sử dụng nhiều nhất chính là: 

  • Xe container: Là loại xe chuyên chở hàng hóa nặng như thép bó, thép thanh, thép cuộn, các mặt hàng năng không vận chuyển được bằng xe sàn.

  • Xe tải: Là loại xe chở hàng hóa có tải trọng từ 0.5 - 11 tấn tùy khối lượng, khoảng cách… Khi vận chuyển hàng hóa thường sử dụng xe tải có thùng, hở mái hoặc kín.

  • Xe bồn: Là loại xe chuyên chở hàng hóa dạng lỏng, hóa lỏng như hóa chất, xăng dầu, ga…

  • Xe fooc: Là loại xe siêu trường siêu trọng, thường sử dụng cho các công trình, dự án. Những hàng hóa vượt kích thước tiêu chuẩn của xe thùng, xe container sẽ sử dụng xe fooc. 

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Phương tiện vận chuyển đường bộ

>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Các phương tiện vận tải đường bộ phổ biến nhất

13. Một số chứng từ không thể thiếu khi nhập khẩu bằng đường bộ

Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ không thể thiếu những giấy tờ chứng từ quan trọng. Dưới đây là những chứng từ bạn cần phải có khi muốn nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ.

13.1 Giấy tờ xe

Các loại giấy tờ sau đây cần phải được chuẩn bị đầy đủ trong bộ chứng từ vận tải đường bộ:

  • Giấy đăng ký xe.

  • Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải nếu có.

  • Sổ nhật trình chạy xe dành cho xe khách tuyến cố định.

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại.

  • Phù hiệu xe chạy hợp đồng dành cho xe khách chạy hợp đầu.

  • Giấy chứng nhận kiểm định có dán tem kiểm định.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Giấy tờ xe

13.2 Giấy tờ của chủ phương tiện

Giấy tờ của chủ phương tiện là những loại giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành cụ thể. Các loại giấy tờ người điều khiển phương tiện cần có là:

  • Giấy phép lái xe.

  • Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng.

quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
Giấy tờ của chủ phương tiện

13.3 Các loại giấy tờ khác

  • Hợp đồng vận chuyển: Là văn bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của bên vận tải và bên thuê vận tải. Đây là chứng từ có tính pháp lý và dùng để giải quyết những vấn đề khi có tranh chấp xảy ra. Nội dung của hợp đồng vận chuyển gồm:

    • Số lượng hàng hóa. 

    • Thời gian, địa điểm nhận - trả hàng hóa.

    • Hình thức thanh toán.

    • Thời gian thanh toán.

    • Cước phí.

    • Thỏa thuận về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hai bên.

    • Cách xếp dỡ, chằng buộc, chèn lót hàng hóa.

    • Quy cách tính chất hàng hóa.

    • Các phòng hộ dọc đường khi có sự cố.

    • Các điều kiện khác gồm quản lý thị trường, kiểm dịch, hải quan.

  • Giấy đi đường: Là loại chứng từ giúp người lái xe giao và nhận hàng trên phương tiện của họ. Và được dùng cho các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Giấy đi đường được cấp cho từng xe, từng chuyến hàng để làm chứng từ trong quá trình vận chuyển. Sau đó, đơn vị vận tải sẽ sử dụng giấy đi đường để giao công việc; hạch toán chi phí kinh tế, kỹ thuật; theo dõi sự cố xảy ra trên đường.

  • Giấy gửi hàng: Là loại chứng từ được đơn vị kinh doanh sử dụng để làm minh chứng công việc vận chuyển đã thành công.

  • Phiếu thu cước: Là loại chứng từ được dùng để phản ánh kết quả kinh doanh vận tải. Phiếu thu cước do đơn vị vận tải tạo ra, người tạo ra phiếu thu cước sẽ chịu trách nhiệm về những ghi chép của họ. Người nhận dùng phiếu thu cước làm chứng từ xuất tiền trả đơn vị vận tải và xác nhận dịch vụ đã hoàn tất. Phiếu thu cước được dùng để:

    • Chi cước vận chuyển và dịch vụ.

    • Làm chứng từ thu.

    • Tính giá trị vận chuyển, dịch vụ thành tiền.

    • Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, kết quả quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộDolphin Sea Air muốn gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có hiểu hơn về nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Nếu còn thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi thông qua hotline hoặc website bạn nhé.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

1. FOB là gì? FOB là viết tắt của Free On Board, đây là một điều khoản giao hàng phổ biến trong t..
1. Bảng giá cước vận tải đường bộ mới nhất hiện nay Tùy theo đặc điểm của từng loại hàng hóa, mà ..
1. Hàng siêu trường siêu trọng là gì ? Nếu đã từng quan tâm đến vận tải hàng hóa, chắc chắn bạn đ..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..