Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Vận đơn đường bộ là gì ? Phân loại vận đơn và chứng từ cần biết

0/5
(0 bình chọn)

Vận đơn đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Nó giúp đảm bảo sự chuyển giao hàng hóa từ nơi này sang nơi khác một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, vận đơn cho đường bộ còn là tài liệu ghi lại thông tin về hàng hóa, người gửi, người nhận, địa chỉ, số lượng, giá trị,.. Để tìm hiểu thủ tục vận đơn trong đường bộ và cách phân loại vận đơn với các chứng từ khác thì mời bạn cùng Dolphin Sea Air tham khảo qua bài viết này! 

>>>> ĐỌC THÊM: Quy trình chứng từ vận tải đường bộ trong và quốc tế

Mục lục bài viết

1. Vận đơn đường bộ là gì?

Trong vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận đơn đường bộ được coi là một tài liệu hoặc hợp đồng vận chuyển. Đồng thời giấy tờ vận đơn này được thực hiện thông qua phương tiện giao thông đường bộ do đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cung cấp cho người gửi. Đây là một giấy tờ quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và cung cấp cơ sở để kiểm tra thông tin liên quan sau này.

Vận đơn đường bộ
Mẫu giấy vận đơn đường bộ

Đối với các dịch vụ gửi chuyển phát nhanh tại nhà, tài liệu mà đơn vị vận chuyển cung cấp cho người gửi cũng được xem như một loại vận đơn trong đường bộ. Tuy nhiên những tài liệu này có nội dung đơn giản hơn.

Nội dung chính trong giấy vận đơn đường bộ bao gồm: 

  • Tên người gửi hàng hóa. 
  • Thông tin của hàng hóa. 
  • Tên người nhận hàng hóa. 
  • Ngày, địa điểm phát hành vận đơn. 
  • Thông tin phương tiện vận chuyển: biển số xe, số chuyến,...
  • Thông tin về cước vận chuyển và các phụ phí liên quan.

2. Chức năng của giấy vận đơn đường bộ

Vận đơn đường bộ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực vận tải đường bộ. Chức năng của loại giấy này như sau: 

  • Được dùng làm cơ sở cho khai báo hải quan và thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu khi cần thiết.
  • Được sử dụng như một tài liệu mua hàng.
  • Giúp xác định số lượng, loại hàng hóa và kích thước giữa các bên liên quan.
  • Giúp người mua thanh toán tiền hàng hóa khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh tại nhà theo hình thức ship COD.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Bảng giá cước vận tải đường bộ mới nhất hiện nay

3. Phân loại các loại vận đơn theo căn cứ được quy định

Dolphin Sea Air đã giới thiệu cho bạn chức năng của giấy vận đơn. Tiếp theo, mời bạn cùng phân loại các loại vận đơn theo căn cứ quy định dưới đây:

3.1 Vận đơn theo phương tiện vận chuyển

Vận đơn theo phương tiện vận chuyển có 4 loại chính như sau:

  • Giấy gửi hàng đường sắt - Rail Waybill
  • Giấy gửi hàng đường hàng không - Airway Bill – AWB
  • Vận đơn đường biển - Ocean B/L
  • Giấy gửi hàng đường bộ - Road Waybill

Tiêu chí phân loại như sau:

Tiêu chí

Ocean B/L

Air Waybill

Rail Waybill

Road Waybill

⭐Phương tiện vận chuyển

✅️ Đường biển

✅️ Đường hàng không

✅️ Đường sắt

Đường bộ

⭐Chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa

✅️Một số vận đơn có thể chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa

✅️Không phải là chứng từ sở hữu, không chuyển nhượng được

✅️Không phải là chứng từ sở hữu, không chuyển nhượng được

✅️Không phải là chứng từ sở hữu, không chuyển nhượng được

⭐Đặc điểm

✅️Có nhiều hình thức vận đơn: Surrender, Telex Release, Sea waybill, Original B/L

✅️Được gửi kèm theo hàng trên máy bay do thời gian vận chuyển nhanh

✅️Có 02 loại chính: Vận đơn chở chậm (màu đen, in trên giấy trắng) và vận đơn chở nhanh (màu đen, in trên giấy trắng có kèm theo các vạch đỏ rộng 1cm)

✅️Thường phát hành bởi người gửi hàng và được hoàn thành, xác nhận bởi người chuyên chở và người nhận hàng

⭐Điều khoản Incoterms

✅️Áp dụng được tất cả các loại Incoterms

✅️Áp dụng được các loại điều khoản Incoterms, trừ: FOB, FAS, CFR, CIF

✅️Tương tự như Air Waybills

✅️Tương tự như Air Waybills

⭐Giấy tờ phát hành

✅️Vận đơn gốc: 03 bản gốc + 03 bản copy

✅️03 bản gốc + ít nhất 06 bản copy

✅️Một bộ đầy đủ bao gồm ít nhất 05 loại giấy tờ

✅️Ít nhất 03 bản gốc

3.2 Vận đơn theo đơn vị cấp vận đơn

Bên cạnh vận đơn theo phương tiện vận chuyển thì còn có các loại vận đơn theo đơn vị cấp vận đơn như: 

  • Vận đơn của người giao nhận - House B/L
    • Vận đơn theo đơn vị cấp vận đơn có giá trị pháp lý tương tự như những loại vận đơn thông thường.
    • Những nội dung cơ bản liên quan đến lô hàng 
    • Vận đơn được cấp lại theo yêu cầu của người giao hàng hoặc người nắm giữ vận đơn để thay đổi một số chi tiết trên vận đơn.
    • Vận đơn này thường áp dụng trong mua bán 03 bên.
    • Vận đơn được phát hành bởi các bên giao nhận - forwarders
  • Vận đơn chủ - Master B/L: Vận đơn này được phát hành bởi người chuyên chở thực tế như hãng hàng không, hãng tàu. 
  • Vận đơn thay đổi - Switch B/L: Theo quy định, không được phép cấp hai bộ vận đơn cùng hiệu lực cho một lô hàng. Do đó, bên vận chuyển chỉ có thể phát hành vận đơn thay đổi - Switch B/L sau khi đã thu hồi bộ vận đơn ban đầu.
Vận đơn đường bộ 
Vận đơn theo đơn vị cấp vận đơn 

3.3 Vận đơn theo tính sở hữu

Vận đơn theo tính sở hữu được phân thành những loại sau: 

  • Vận đơn theo lệnh - To Order B/L:
    • Vận đơn theo lệnh là loại vận đơn phổ biến nhất, người nhận không cần phải thanh toán cho lô hàng ngay lập tức. 
    • Người gửi hoặc người nhận có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng cho một bên thứ ba khác bằng cách ký tên trên vận đơn. 
    • Tại mục Consignee - Người nhận hàng có thể ghi rõ: "to order of consignee" (theo lệnh của người nhận hàng), hoặc "to order of bank" (theo lệnh của ngân hàng), "to order of shipper" (theo lệnh của người gửi hàng).
  • Vận đơn đích danh - Straight B/L:
    • Vận đơn đích danh được phát hành khi lô hàng được gửi trực tiếp đến người nhận và được xác định rõ trên vận đơn. Đồng thời người nhận hàng đã trả toàn bộ số tiền cho lô hàng.
    • Vận đơn đích danh thường được sử dụng trong một số trường hợp như: quà tặng, hàng trưng bày, hàng của công ty mẹ gửi cho công ty con,...
    • Hàng hóa được giao trực tiếp cho người nhận được chỉ định trên vận đơn, không thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký tên.
  • Vận đơn vô danh - Bearer B/L
    • Người giữ vận đơn là người chủ của lô hàng.
    • Vận đơn vô danh có thể được chuyển nhượng.
    • Trên vận đơn vô danh không có ghi thông tin người nhận hàng hoặc có thể ghi là "vô danh". Bên cạnh đó vận đơn này được phát hành theo lệnh mà không ghi rõ theo lệnh của người nào. 

3.4 Vận đơn theo phê chú trên tình trạng lô hàng

Vận đơn theo phê chú trên tình trạng lô hàng được phân thành những loại sau:

  • Vận đơn hoàn hảo - Clean B/L: 
  • Vận đơn hoàn hảo được phát hành sau khi hàng hóa đã được kiểm tra kỹ. Đồng thời vận đơn được phát hành chỉ khi biên lai của thuyền trưởng cũng không có bất kỳ ghi chú nào.
    • Vận đơn hoàn hảo được cấp mà không có bất kỳ ghi chú nào về tình trạng bao bì và hàng hóa. Các ghi chú chung chung như "S.T.C (Said to contain)", "Bao bì dùng lại, thùng cũ", "người giao hàng bốc, đếm, niêm phong kẹp chì" (shipper's' load, count and seal)...không làm giảm tính hoàn hảo của vận đơn.
    • Ngân hàng và người mua hàng đều mong muốn vận đơn phải không có bất kỳ ghi chú nào. Bởi vì đó là bằng chứng rõ ràng cho việc hàng đã được vận chuyển lên tàu trong tình trạng bên ngoài tốt.
  • Vận đơn không hoàn hảo- Claused Bill of Lading hoặc Unclean Bill of Lading hay Foul Bill of Lading: Khác với vận đơn hoàn hảo, vận đơn không hoàn hảo có những ghi chú về tình trạng xuất của bao bì hoặc hàng hóa. Cụ thể như sau: bao bì rách, thùng bị rò rỉ, bao bì bẩn, thùng ướt,...
Vận đơn đường bộ 
Vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo

3.5 Vận đơn theo cách thức chuyên chở

Bên cạnh vận đơn theo theo phê chú trên tình trạng lô hàng thì còn có các loại vận đơn theo cách thức chuyên chở như:

  • Vận đơn đi thẳng - Direct B/L:
    • Vận đơn đi thẳng được cấp khi hàng hóa được vận chuyển từ cảng xếp hàng đến dỡ hàng mà dọc đường không có chuyển tải. 
  • Vận đơn chở suốt - Through B/L:
    • Bên vận chuyển chính cũng đóng vai trò như đại lý của bên sở hữu hàng hóa.
    • Quá trình vận chuyển hàng hóa có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức vận tải.
    • Loại vận đơn này bao gồm vận đơn địa hạt - local B/L. Vận đơn chở suốt không thể coi là chứng từ sở hữu hàng hóa, vì nó chỉ giúp xác nhận các bên vận chuyển đã tiếp nhận và trao đổi hàng hóa với nhau.
    • Bên chịu trách nhiệm chính trong việc vận chuyển - principal đảm nhận một phần của quá trình chuyên chở. Đồng thời bên này hoạt động như một đại lý giao nhận (forwarding agent). Ngoài ra bên này còn đại diện cho bên C - người sở hữu hàng hóa, nhằm tổ chức các phần còn lại của hành trình vận chuyển với bên vận tải khác.
    • Bên vận chuyển chính cũng hoạt động như đại lý của bên sở hữu hàng hóa.
  • Vận đơn đa phương thức - Multimodal transport B/L
    • Chủ hàng chỉ tương tác trực tiếp với bên vận chuyển chính.
    • Vận đơn đa phương thức phải sử dụng ít nhất hai phương tiện vận chuyển khác nhau. 
    • Vận đơn đa phương thức được cấp bởi một MTO (Multimodal Transport Operator - forwarder, Shipping lines, NVOCC). MTO sẽ chịu trách nhiệm về hàng hóa của toàn bộ hành trình từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc. 
    • Vận đơn đa phương thức còn được gọi là vận đơn kết hợp - combined B/L. Vận đơn này là một hợp đồng vận chuyển giữa bên sở hữu hàng hóa (C) và bên vận chuyển (S). Trong đó S cam kết là bên vận chuyển chính để vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Đồng thời ngay cả khi hành trình di chuyển giữa hai điểm này bao gồm đường biển, đường bộ, đường hàng không hoặc đường sắt. 
    • S sẽ thuê những bên vận chuyển phụ để thực hiện một số hoặc toàn bộ hành trình vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B.
Vận đơn đường bộ
Vận đơn đa phương thức 

4. Các loại chứng từ vận tải đường bộ quan trọng

Để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thì bạn cần nắm các loại chứng từ vận tải đường bộ quan trọng. Vì thế Dolphin Sea Air sẽ cung cấp cho bạn những loại chứng từ này qua các thông tin dưới đây:

4.1 Giấy tờ xe

Trong chứng từ vận đơn đường bộ, các loại giấy tờ xe không thể thiếu như sau: 

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại
  • Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có)
  • Phù hiệu xe chạy hợp đồng (đối với xe khách chạy hợp đồng)
  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận kiểm định có dán tem kiểm định
  • Sổ nhật trình chạy xe (đối với xe khách tuyến cố định)
Giấy vận đơn đường bộ 
Giấy đăng ký xe

4.2 Giấy tờ của chủ phương tiện

Giấy tờ của chủ phương tiện là giấy chứng nhận kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể nào đó. Cụ thể giấy tờ này trong vận đơn đường bộ như sau:

4.3 Giấy tờ của người điều khiển phương tiện

Giấy tờ của người điều khiển phương tiện bao gồm: 

  • Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng của người điều khiển phương tiện. 
  • Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện. 
Vận đơn đường bộ 
Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng của người điều khiển phương tiện

4.4 Các loại giấy tờ khác

Ngoài những chứng từ trên còn có các loại giấy tờ quan trọng khác như: 

  • Hợp động vận chuyển
  • Giấy đi đường 
  • Phiếu thu cước 
  • Giấy gửi hàng 
giấy vận đơn đường bộ 
Giấy đi đường 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tìm hiểu các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ

5. Một số câu hỏi liên quan đến vận đơn

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa chắc hẳn người vận chuyển sẽ có thắc mắc liên quan đến vận đơn. Dolphin Sea Air sẽ giải đáp một số câu hỏi về vấn đề này dưới đây:

5.1 Vận đơn sạch là gì?

Vận đơn sạch là một loại vận đơn đường biển. Trong vận đơn sạch không có thông tin nào về tình trạng hàng hóa. Điều này có nghĩa là hàng hóa được người vận chuyển nhận và giao trong tình trạng không hư hỏng. Vận đơn sạch trong tiếng Anh được gọi là Clean Bill of Lading. Ngược lại, có một loại vận đơn bẩn ghi chú về tình trạng không tốt của hàng hóa. Ví dụ như thùng bị rách vỡ, biến dạng.

Vận đơn đường bộ
Vận đơn sạch

5.2 Vận đơn theo lệnh là gì?

Vận đơn theo lệnh là một loại vận đơn đường biển khác mà trong ô Consignee (người nhận hàng)yêu cầu người gửi hàng giao theo chỉ định của Consignee. Những nội dung này thường được sử dụng bằng tiếng Anh là: "To the Order of" kèm theo tên của Consignee.

Bên cạnh đó cũng có Vận đơn đích danh (ghi rõ tên người nhận) và Vận đơn Vô danh (không đề cập đến tên người nào).

Vận đơn đường bộ 
Vận đơn theo lệnh 

5.3 Khái niệm vận đơn hoàn hảo

Vận đơn hoàn hảo không có ghi chú của người vận chuyển về tình trạng bao bì bị hỏng rách hoặc hàng hóa kém chất lượng.

Giấy vận đơn đường bộ
Vận đơn hoàn hảo

5.4 Vận đơn theo pháp luật hàng hải Việt Nam

Bên cạnh những giấy tờ cần có trong vận đơn thì vận đơn theo pháp luật hàng hải Việt Nam gồm có: 

  • Vận đơn theo lệnh
  • Vận đơn đích danh
  • Vận đơn vô danh
Giấy vận đơn đường bộ
Vận đơn theo lệnh

Bài viết này đã mang đến cho bạn một số thông tin về vận đơn và cách phân loại vận đơn với các chứng từ khác. Hy vọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bạn sẽ nắm rõ những chứng từ cần có trong từng loại vận đơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ đến số hotline 1900986813 của Dolphin Sea Air. Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc cho bạn!

>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: 

Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

1. FOB là gì? FOB là viết tắt của Free On Board, đây là một điều khoản giao hàng phổ biến trong t..
1. Bảng giá cước vận tải đường bộ mới nhất hiện nay Tùy theo đặc điểm của từng loại hàng hóa, mà ..
1. Hàng siêu trường siêu trọng là gì ? Nếu đã từng quan tâm đến vận tải hàng hóa, chắc chắn bạn đ..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..