Trucking And Logistics Là Gì? Giải Thích Thuật Ngữ Chi Tiết
Trucking and logistics là loại hình dịch vụ vận tải phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển của hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vậy trucking and logistics là gì? Những thuật ngữ nào được sử dụng rộng rãi trong loại hình trucking logistics hiện nay? Cùng Dolphin Sea Air tìm hiểu nhé!
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Dịch vụ Trucking hàng hóa đường bộ nội địa, quốc tế chất lượng
1. Trucking and logistics là gì? Vận chuyển đường bộ là gì?
Trucking logistics, hay vận tải hàng hóa đường bộ là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thay vì sử dụng các phương thức khác như đường biển, đường sắt hay đường hàng không. Các phương tiện vận tải phổ biến trong hình thức trucking bao gồm xe ô tô, xe tải…
2. Những ưu điểm mà hình thức Trucking mang lại
Trucking and logistics mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích về mặt kinh tế, có thể kể đến như:
- Trucking cho phép vận chuyển nhiều loại hàng hóa cồng kềnh, trọng lượng nặng.
- Cước phí cho hình thức trucking khá rẻ, được đánh giá là rẻ nhất trong các phương thức vận chuyển.
- Thời gian vận chuyển nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
3. Những thuật ngữ chuyên ngành trucking and logistics
Để dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu chi tiết về hình thức trucking logistics, doanh nghiệp cần nắm vững những thuật ngữ chuyên ngành. Một số thuật ngữ có thể kế đến như bảng dưới đây:
✅On-spot Import |
⭐Hàng hóa được nhập khẩu tại chỗ |
✅On-spot Export |
⭐Hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ |
✅Import turnover |
⭐Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu |
✅Export turnover |
⭐Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu |
✅Bill of lading |
⭐Vận đơn (viết tắt là B/L) |
✅Sea Freight |
⭐Vận tải hàng bằng đường biển |
✅Air Freight |
⭐Vận tải hàng bằng đường hàng không |
✅Freight forwarding |
⭐Ngành giao nhận vận tải hàng hóa |
✅Bonded Warehouse |
⭐Kho hàng ngoại quan |
✅CFS (Container Freight Station) |
⭐Điểm thu gom hàng lẻ |
✅Certificate of Quality (C/Q) |
⭐Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa |
✅Certificate of original (C/O) |
⭐Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa |
✅Packing List ( PL) |
⭐Bảng thống kê chi tiết hàng hóa trong từng lô hàng |
✅Commercial Invoice (CI) |
⭐Hóa đơn thương mại |
✅Proforma Invoice (PI) |
⭐Hóa đơn chiếu lệ |
✅Custom clearance |
⭐Thông quan hàng hóa |
✅Custom broker |
⭐Đại lý hải quan |
✅Customs declaration |
⭐Tờ khai hải quan |
✅Forwarder’s Cargo of Receipt (FCR) |
⭐Hay FIATA Forwarder’s Certificate of Receipt. Đây là một loại chứng từ do FIATA cấp cho bên dịch vụ giao nhận. |
✅Delivery Order fee ( D/O) |
⭐Phí lệnh giao hàng |
✅Border gate |
⭐Cửa khẩu xuất nhập khẩu |
✅Bulk cargo |
⭐Hàng rời |
✅Consignment |
⭐Lô hàng |
✅Less than container load (LCL) |
⭐Hàng lẻ |
✅Full container load (FCL) |
⭐Vận chuyển hàng nguyên Container |
✅Export import executive |
⭐Chuyên viên xuất nhập khẩu |
✅Documentation staff - Docs |
⭐Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu |
✅Metric Ton (MT) |
⭐Tấn mét |
✅Feeder Vessel |
⭐Tàu trung chuyển hàng hóa |
✅Seller |
⭐Người bán |
✅Purchase Order (PO) |
⭐Đơn đặt hàng |
✅Shipping order (SO) |
⭐Đơn đặt hàng vận chuyển |
✅Port Of Loading ( POL) |
⭐Cảng đóng hàng |
✅Port of Discharge (POD) |
⭐Cảng dỡ hàng |
✅Shipping advice hay shipment advice |
⭐Thông báo gửi hàng hóa |
✅Shipping Instruction (SI) |
⭐Chỉ dẫn giao hàng hóa |
✅Cut off date hay closing time |
⭐Thời gian cắt máng |
✅Estimated Time of Departure (ETD) |
⭐Thời gian dự kiến tàu chở hàng sẽ rời đi |
✅Estimated Time of Arrival (ETA) |
⭐Thời gian dự kiến tàu chở hàng sẽ cập bến |
✅Actual Time Departure (ATD) |
⭐Thời gian thực tế mà tàu chở hàng rời đi |
✅Actual Time Arrival (ATA) |
⭐Thời gian thực tế mà tàu chở cập bến |
✅Expected (estimated) time of completion (ETC) |
⭐Thời gian dự kiến hoàn thành công việc bốc dỡ hàng |
✅Importing country |
⭐Nước nhập khẩu hàng hóa |
✅Exporting country |
⭐Nước xuất khẩu hàng hóa |
✅Duty-free shop |
⭐Cửa hàng miễn thuế |
✅BL revised |
⭐Vận đơn đã qua chỉnh sửa |
✅BL draft |
⭐Vận đơn nháp |
✅Shipping note |
⭐Phiếu gửi hàng hóa |
✅Shipping agent |
⭐Đại lý hãng tàu biển |
✅Remarks |
⭐Chú ý |
✅Amendment fee |
⭐Chi phí cho việc sửa đổi vận đơn BL |
✅International ship and port security charges (ISPS) |
⭐Chi phí an ninh phải thanh toán cho cảng quốc tế và hãng tàu |
✅BAF (Bunker Adjustment Factor) |
⭐Giá nhiên liệu biến động thì phải chi trả chi phí này |
✅AMS (Advanced Manifest System fee) |
⭐Hàng hóa sau khi xếp lên tàu cần phải được khai báo chi tiết |
✅Phí BAF/FAF |
⭐Hàng hóa vận chuyển đến châu Âu sẽ phải trả phụ phí xăng dầu |
✅Logistics-supply chain: |
⭐Chuỗi cung ứng hàng hóa |
✅FOT (Free on truck) |
⭐Giao hàng hóa lên xe tải |
✅Trade balance |
⭐Cán cân thương mại |
4. Một công ty trucking logistics kinh doanh dịch vụ gì?
Công ty trucking logistics là công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ. Những công ty này sẽ thay mặt khách hàng thực hiện và xử lý quy trình vận chuyển để đưa hàng hóa đến đúng nơi nhận một cách an toàn, hiệu quả. Tùy thuộc vào dịch vụ của mỗi công ty, mà có thể bao gồm đóng gói, phân phối, lưu kho, và xử lý.
4.1. Mô hình kinh doanh của công ty vận tải đường bộ logistics
Hầu hết các công ty trucking and logistics đều hoạt động dưới một trong hai hình thức chính là: môi giới vận tải hàng hóa hoặc công ty logistics bên thứ 3 (3PL).
- Những công ty môi giới vận tải sẽ thay mặt cho khách hàng điều phối hoạt động lưu kho, vận chuyển. Tuy nhiên, trên thực tế, họ không sở hữu bất kỳ kho bãi hay đội xe nào. Thay vào đó, những công ty này thường ủy thác cho mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ của mình.
- Ngược lại, công ty logistics bên thứ 3 hay còn gọi là 3PL sẽ sở hữu nhà kho, phương tiện vận tải và tự thực hiện các công việc lưu trữ, vận chuyển.
Cả hai mô hình kinh doanh trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Trong khi các nhà môi giới vận tải linh hoạt hơn trong dịch vụ mà họ cung cấp thì công ty logistics bên thứ 3 (3PL) gắn kết các hoạt động trong dịch vụ của họ nhờ những cơ sở vật chất, nhân lực sẵn có.
4.2. Các loại tải trọng xe tải vận chuyển trucking
Các loại hình tải trọng xe tải trong trucking logistics khá đa dạng, bao gồm:
- Truckload (TL): Loại hình này được hiểu là một lô hàng sử dụng toàn bộ xe tải (có thể không sử dụng toàn bộ sức chứa của xe). Truckload có chi phí khá cao nhưng nó lại là một trong những cách vận chuyển hàng hóa nhanh nhất.
- Full Truck Load (FTL): Đến với loại hình này, một lô hàng sử dụng toàn bộ sức chứa xe tải và chỉ vận chuyển đến một địa điểm đã định sẵn.
- Partial Truckload (PT): Loại hình tải trọng này đề cập đến một xe tải vận chuyển các lô hàng từ nhiều chủ hàng hoá khác nhau. Các lô hàng có thể không sử dụng hết toàn bộ sức chứa của xe tải, miễn là chúng có trọng lượng từ 1000 - 25000 Lbs và chiều dài tối đa 30 feet.
- Less than Truckload (LTL): Loại hình tải trọng này kết hợp nhiều đơn hàng nhỏ lẻ từ nhiều khách hàng khác nhau trên cùng một phương tiện. Mỗi đơn hàng cần đảm bảo không được nặng quá 10000 Lbs. Mỗi khách hàng cần thanh toán cước phí vận chuyển dựa trên trọng lượng, kích thước, mật độ và thời gian vận chuyển hàng hóa. Đây là loại hình có chi phí rẻ nhất, phù hợp cho những khách hàng lẻ, không cần nhiều không gian. Tuy nhiên, LTL cũng chậm nhất vì phải di chuyển đến giao hàng tại nhiều điểm.
5. Những khó khăn mà công ty trucking thường gặp phải
Các công ty dịch vụ trucking and logistics dù ở chuyên môn hay quy mô nào đều sẽ gặp những khó khăn nhất định. Những khó khăn chung nhất có thể kể đến như:
- Theo dõi, phân tích mức chi phí nhiên liệu.
- Tuân thủ những quy định pháp luật trong lĩnh vực vận chuyển.
- Cập nhật thông tin về tình hình lô hàng đến khách hàng.
- Sắp xếp lịch trình lái xe hiệu quả.
- Đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn, giao hàng đúng thời hạn.
- Bảo trì đội xe tải.
Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ từ các phần mềm, những thách thức này đang dần được giảm bớt, thậm chí là loại bỏ.
6. Xu hướng vận tải đường bộ - Trucking và logistics hiện nay
Hiện nay, tình hình lạm phát vẫn đang diễn ra, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động trucking and logistics. Mọi chi phí từ vật liệu đóng gói, phụ tùng xe cộ đến nhiên liệu đều tăng vọt. Theo nhiều chuyên gia, chỉ số tiêu dùng tăng cùng với việc tăng lãi suất lên gấp nhiều lần là nguy cơ dẫn đến một cuộc suy thoái tiềm tàng. Mặc dù mới chỉ là dự báo song chỉ số suy thoái không khả quan, vì vậy các công ty trucking logistics cần có sự chuẩn bị cần thiết để ứng phó.
Ngoài việc giá nhiên liệu, phụ tùng tăng, xe cộ cũng trở nên khan hiếm trong vài năm trở lại đây. Các công ty logistics dự kiến xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2023, thậm chí là lâu hơn. Trong khi các doanh nghiệp tăng cường sản xuất sau sự sụt giảm sản lượng do đại dịch, lượng đơn đặt hàng tồn đọng sẽ tăng cao đến mức khó đáp ứng trong nhiều tháng tới. Để đáp ứng được nhu cầu đó, nhiều công ty trucking logistics đang cố kéo dài tuổi thọ của phương tiện vận chuyển.
Mặt khác, nhiều chuyên gia kỳ vọng vào các cuộc triển lãm thương mại vận tải đường bộ sẽ hoạt động trở lại trong 2023. Tại đây, các chuyên gia cần tìm ra cách tạo dựng kết nối mới, tiếp thu những phương pháp mới nhất hoặc trực tiếp kiểm tra các phương tiện và thiết bị mới.
7. TOP 1 công ty dịch vụ vận chuyển trucking và logistics - Dolphin Sea Air
Dolphin Sea Air là công ty dịch vụ vận chuyển trucking and logistics hàng đầu tại Việt Nam. Trong suốt 15 năm hoạt động, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nhằm mang đến chuỗi giải pháp logistics toàn diện cho các doanh nghiệp hiện nay. Dolphin Sea Air cam kết về sự khác biệt và chuyên nghiệp trong các dịch vụ để đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Nắm bắt nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường bộ hiện nay, Dolphin Sea Air đã phát triển dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới đến Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và vận chuyển nội địa.
Tại Dolphin Sea Air, chúng tôi có dịch vụ thông quan chuyên nghiệp đảm bảo quá trình giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Đồng thời, với hệ thống hơn 60 xe tải, tất cả xe đều được cài đặt định vị GPS, cùng hợp đồng thầu phụ đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi tự tin đem lại dịch vụ trucking and logistics hoàn hảo nhất. Dưới đây là các dịch vụ mà công ty cung cấp đến khách hàng:
- Vận chuyển đường biển FCL gồm có các dịch vụ sau:
- Door to Door
- Port to Port
- RO/RO Shipping
- Shipper/ Carrier Own Container # SOC/ COC
- Vận chuyển đường biển gom hàng lẻ LCL gồm có:
- Dịch vụ Master hàng gom (CFS – CFS)
- Dịch vụ Shipper hàng gom (CY – CFS)
- Dịch vụ Buyer hàng gom (CFS – CY)
- Dịch vụ dỡ hàng tại Singapore, HongKong, Dubai
- Dịch vụ trọn gói: cân đo – kiểm – xếp – đóng – dán nhãn – phân phối
Dolphin Sea Air luôn tự tin với những ưu điểm:
- Quy trình vận chuyển chuyên nghiệp và chi tiết
- Thời gian vận chuyển hàng hóa hợp lý, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động, chúng tôi tích lũy được hệ thống mạng lưới đối tác rộng rãi và bền vững
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên môn với nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm trong công việc
Thông tin liên hệ: Dolphin Sea Air Services Corporation
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hải Hàng Không Con Cá Heo
- Địa chỉ trụ sở: Tầng 18, Epic Tower, 19 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ chi nhánh:
- Hải Phòng: Tầng 3, số 274 đường Đà Nẵng, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
- Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà Trực Thăng Miền Trung, đường Nguyễn Văn Linh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 6, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình
- Số hotline: 1900986813
- Email: info@dolphinseaair.com
8. Các thắc mắc chung về trucking and logistics
8.1. Phí nâng hàng là gì?
Trong trucking and logistics, phí nâng hàng được hiểu là phí nâng container tại cảng đặt lên xe kéo container hoặc hạ container từ xe kéo xuống cảng. Loại phí này được thu khi chủ hàng yêu cầu dịch vụ thuê cần cẩu nâng hạ container tại cảng. Đây là khoản chi phí do đơn vị kinh doanh vận hành cảng thu hoàn toàn nên không phải phí địa phương (local charges) và tại mỗi cảng có mỗi mức phí khác nhau.
8.2. Trucking nội địa là gì?
Trucking nội địa được hiểu là loại hình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ. Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác trong phạm vi toàn quốc nhờ vào các phương tiện vận vải như xe tải, xe container…
8.3. Cross Border truck là gì?
Cross Border truck là hình thức vận chuyển hàng hóa không giới hạn trong phạm vi một quốc gia. Trong hình thức trucking and logistics này, điểm xuất phát nằm ở một nước và điểm đến lại ở một nước khác. Vận tải xuyên biên giới có thể gồm vận chuyển hàng hóa của một nước sang nước bên cạnh hoặc vận chuyển hàng hóa qua nước thứ 3 (trường hợp có quá cảnh).
8.4. POL là viết tắt của từ gì?
POL là viết tắt của cụm Port of Loading. Có thể hiểu Port of Loading là địa chỉ cảng đóng hàng, xếp hàng (đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển). Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, người ta sử dụng cụm Airport of Discharge (AOD).
Trên đây là những thông tin chi tiết về loại hình dịch vụ trucking and logistics cũng như những thuật ngữ chuyên ngành có liên quan mà Dolphin Sea Air muốn chia sẻ. Hy vọng qua đó, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ này và đưa ra lựa chọn phù hợp cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của mình