Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các loại vận đơn đường biển là gì? Loại Bill of Lading quan trọng

5/5
(5 bình chọn)

Hiện nay, trong thương mại quốc tế có các loại vận đơn đường biển nào? Giấy tờ vận đơn nào là quan trọng nhất? Để hiểu rõ hơn những thông tin về vận đơn trong đường biển, hãy cùng Dolphin Sea Air theo dõi bài viết bên dưới nhé.

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Các loại chứng từ vận tải đường biển quan trọng cần biết

Mục lục bài viết

1. Vận đơn đường biển - Bill of lading là gì?

Vận đơn đường biển được viết tắt là B/L hay còn gọi là Bill of Lading. Đây là loại chứng từ phổ biến và quan trọng trong vận tải đường biển nói chung và vận tải container nói riêng. Khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc được chủ tàu xác nhận, giấy tờ vận đơn sẽ được phát hành cho người gửi hàng.   

2. Tầm quan trọng của vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế

Theo khái niệm đã nói bên trên, vận đơn đường biển là loại chứng từ rất quan trọng trong vận tải đường biển. Dưới đây là những lý do khiến cho B/L là một trong những yếu tố không thể thiếu trong vận tải đường biển.

  • Chứng từ vận chuyển: Vận đơn là một trong những loại chứng từ quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Vận đơn gồm thông tin chi tiết về hàng hóa như:
    • Địa điểm gửi và nhận hàng.
    • Tuyến đường vận chuyển.
    • Thời gian dự kiến của đơn hàng.
    • Các điều khoản và điều kiện trong quá trình vận chuyển. Thông tin này sẽ giúp hàng hóa của người gửi hàng được vận chuyển theo đúng hợp đồng và điều khoản đã thỏa thuận.  
  • Chứng từ quyền sở hữu: Vận đơn này được dùng để xác định quyền sở hữu của người nhận hàng đối với hàng hóa đó. Để chứng minh mình là chủ sở hữu hoặc quản lý của hàng hóa bất kỳ, người nhận hàng cần có giấy vận đơn.
vận đơn đường biển
Tầm quan trọng của phương thức vận tải đường biển
  • Tài liệu hải quan và thanh toán: Vận đơn đường biển cần được xuất trìnhkhi thực hiện thủ tục hải quan và thanh toán thương mại quốc tế. Loại giấy này giúp cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan về xuất - nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, nó còn giúp đảm bảo việc tuân thủ các quy định và thuế nhập khẩu. 
  • Cơ sở cho giao dịch tài chính: Vận đơn đường biển có thể dùng để vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Vận đơn được cấp sau khi hàng hóa được tải lên tàu có giá trị tài chính, giúp đảm bảo việc giao dịch tài chính trong quá trình vận chuyển. 
  • Quyền đòi hỏi bồi thường: Trong quá trình vận chuyển có xảy ra thiệt hại hoặc mất mát, có thể dùng giấy vận đơn để yêu cầu bồi thường từ các bên liên quan như hãng vận tải hoặc bảo hiểm. Người gửi hàng có thể dùng nó như bằng chứng cho việc đã gửi hàng hóa ,theo điều khoản thỏa thuận và yêu cầu quyền bồi thường.  

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Các tuyến đường biển quốc tế tại Việt Nam nổi bật hiện nay

3. Cách phân loại giấy tờ vận đơn trong đường biển

Hiện nay, các loại vận đơn đường biển được phân loại theo nhiều mục đích khác nhau, để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Phân loại phổ biến nhất từ trước đến nay là phân loại theo cách ghi người nhận hàng. Cách phân loại này cũng tương ứng với chức năng quan trọng nhất là “chứng từ sở hữu”. Vì nhu cầu thực tế sẽ hình thành một số tiêu chí phân loại khác như sau.

3.1 Phân loại vận đơn theo chủ thể nhận hàng

  • Vận đơn đích danh (Straight bills of lading): Đây là loại vận đơn ghi rõ các thông tin của người nhận hàng và chỉ người này mới có quyền nhận hàng khi xuất trình vận đơn hợp lệ. Những thông tin đó bao gồm:
    • Tên người nhận. 
    • Địa chỉ người nhận.
    • Số điện thoại. 
    • Số fax.
    •  Email người nhận hàng.
các loại vận đơn đường biển
Mẫu Straight bills of lading
  • Vận đơn theo lệnh - Order bills of lading : Đây cũng là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế. Người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn.
vận đơn đường biển
Mẫu Order bills of lading
  • Vận đơn vô danh - Bearer bills of lading : Loại này có thể coi là một loại vận đơn theo lệnh nhưng không theo lệnh của một người cụ thể. Người xuất trình vận đơn sẽ được phép nhận hàng. Mặt khác, vận đơn theo lệnh được chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau mà không ghi rõ ai là người ra lệnh giao hàng. 

3.2 Phân loại mẫu vận đơn theo ghi chú trên giấy vận đơn

Vận đơn đường biển tiếp theo được phân loại dựa theo ghi chú trên giấy vận đơn. Kiểu phân loại này gồm 2 loại: vận đơn hoàn hảo, vận đơn không hoàn hảo.…

  • Vận đơn hoàn hảo - Clean B/L : Vận đơn này còn có tên gọi khác là vận đơn sạch, trên vận đơn sẽ không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì;
  • Vận đơn không hoàn hảo - Unclean B/L : Vận đơn này còn được hiểu là vận đơn bẩn , trên vận đơn sẽ có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì.
các loại vận đơn đường biển
Phân loại theo vận đơn ghi chú trên giấy vận đơn

3.3 Phân loại vận đơn theo tình trạng nhận hàng

Kiểu phân loại tiếp theo của giấy tờ vận đơn đường biển được kể đến chính là phân loại theo tình trạng nhận hàng. Phân loại này gồm có 2 loại: vận đơn đã xếp hàng lên tàu, vận đơn nhận hàng để xếp.

  • Vận đơn đã xếp hàng lên tàu - Shipped on board B/L : Vận đơn sẽ được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu, bao gồm có cả ngày tháng on board chi tiết.
các loại vận đơn đường biển
Mẫu Shipped on board B/L
  • Vận đơn nhận hàng để xếp - Received for shipment B/L : 
    • Vận đơn sẽ được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. 
    • Trên vận đơn sẽ không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu cụ thể. 
    • Khi bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên tàu, vận đơn sẽ được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu”.
vận đơn đường biển
Mẫu Received for shipment B/L

3.4 Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn

Một trong những cách phân loại phổ biến của các loại vận đơn đường biển không thể không kể đến chính là phân loại theo chủ thể cấp vận đơn. Kiểu phân loại này được chia làm 2 loại: vận đơn chủ và vận đơn nhà.

  • Vận đơn chủ - Master Bill of Lading - MBL : Vận đơn sẽ do hãng tàu phát hành, người gửi hàng và người nhận hàng có thể là chủ hàng hay công ty giao nhận hoặc đại lý.
các loại vận đơn đường biển
Mẫu Master Bill of Lading
  • Vận đơn nhà - House Bill of Lading - HBL : Vận đơn sẽ do công ty giao nhận vận tải phát hành. Người gửi hàng và nhận hàng là chủ hàng hóa (công ty xuất nhập khẩu).
các loại vận đơn đường biển
NhãnMẫu House Bill of Lading

3.5 Phân loại mẫu vận đơn theo hình thức xuất trình 

Kiểu phân loại này được chia làm 3 loại chính là vận đơn gốc, vận đơn giao hàng bằng điện, vận đơn đã được xuất trình. Cụ thể từng loại như sau:

  • Vận đơn gốc - Original B/L :  Để có lệnh giao hàng (D/O), người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc
vận đơn đường biển
Mẫu Original B/L
  • Vận đơn giao hàng bằng điện - Telex Release B/L: Vì có điện giao hàng nên người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc.
các loại vận đơn đường biển
Mẫu Telex Release B/L
  • Vận đơn đã được xuất trình - Surrendered B/L: 
    • Vận đơn được xuất trình cho hãng tàu hoặc đại diện hãng tàu thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). 
    • Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, mà chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O.
các loại vận đơn đường biển 
Mẫu Surrendered B/L

3.6 Phân loại theo phương thức thuê tàu 

Phân loại theo phương thức thuê tàu cũng là một trong những hình thức phân loại phổ biến của các loại vận đơn đường biển. Kiểu phân loại này được chia làm 2 loại chính: vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến

  • Vận đơn tàu chợ - Liner Bill: Đây là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm lĩnh hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này thường được các doanh nghiệp thuê tàu container để chở hàng.
  • Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): Vận đơn này phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm với hợp đồng thuê tàu (tobe used with charter party). 
các loại vận đơn đường biển

Phân loại theo hình thức thuê tàu

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Phân loại các loại tàu biển phổ biển trong vận tải đường biển

3.7 Phân loại theo hành trình và phương thức chở hàng

Cách phân loại cuối cùng của vận đơn đường biển là hình thức phân loại theo hành trình và phương thức chở hàng. Kiểu phân loại này được chia làm 3 loại chính: vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt, vận đơn đa phương tiện

  • Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): Đây là vận đơn hàng hóa được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng, mà không qua trung chuyển là chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.
  • Vận đơn chở suốt (Through Bill): Vận đơn này sẽ có nhiều người chuyên chở hoặc nhiều tàu chuyên chở. Nhưng chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất, người chủ hàng không phải quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Ngoài ra, còn có vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu, chỉ được xem là biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở và trao đổi hàng hoá.
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill):
    • Vận đơn dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. 
    • Có nhiều phương pháp vận chuyển kết hợp như: đường biển, hàng không, đường bộ…
các loại vận đơn đường biển
Phân loại theo hành trình và phương thức chở hàng

4. 03 loại vận đơn đường biển quan trọng nhất

Trong các loại vận đơn đường biển được kể bên trên có ba loại vận đơn quan trọng nhất. Những vận đơn đó lần lượt là Original Bill, Surrendered Bill và Seaway Bill. Để hiểu rõ hơn về ba loại  này hãy theo dõi bài viết bên dưới.

4.1 Vận đơn gốc - Original Bill

Original Bill là vận đơn được hãng tàu hoặc forwarder phát hành. Kèm với đó là 3 bản vận đơn theo thứ tự lần lượt: First Original, Second Original, Third Original cùng 3 bản copy.

  • Điều kiện nhận hàng khi lấy bill gốc: Consignee cần đem bill gốc đến cảng mới nhận được hàng. Tuy nhiên, việc làm này thường tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Chính vì thế, các hãng tàu đã cho phép thực hiện seaway bill hoặc telex release để tiết kiệm và nhanh chóng hơn.
  • Trường hợp Original Bill bị mất: Đây là một trong những điều cấm kỵ, vì nếu làm mất bill gốc, các hãng tàu sẽ không release hàng cho bạn. Để được release hàng hóa bạn cần làm biên bản cam kết với hàng, sau đó nộp khoản phí bằng tiền mặt tương đương 150% giá trị hàng hóa cho hãng. Hàng tàu sẽ giữ khoản phí này trong vòng 2 năm. 
  • Nhược điểm của Original Bill: 
    • Phát sinh chi phí chuyển fax nhanh và thất lạc bill gốc.
    • Người gửi hàng cần gửi chứng từ Bill gốc về cho người nhận hàng. Đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp tàu đã cập bến, nhưng người nhận hàng vẫn chưa nhận được bill gốc từ người gửi. Việc này làm ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng, khiến khách hàng cảm thấy thất vọng.
các loại vận đơn đường biển
Mẫu original bill

>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Ocean freight (o/f) là gì? Các loại phụ phí của vận tải biển

4.2 Surrendered Bill

Surrendered bill hay còn gọi là vận đơn Điện giao hàng/ Xuất trình. Có giấy này thì rất thuận tiện cho người gửi và người nhận trong quá trình giao nhận hàng hóa. Surrendered Bill khắc phục được những nhược điểm của Original Bill một cách triệt để.

  • Ưu điểm của Surrendered Bill 
    • Nếu muốn làm Surrendered Bill người gửi hàng sẽ trả khoản phụ phí điện giải phóng còn được gọi là Telex Release Fee.
    • Surrendered Bill được đính kèm với Telex Release, nhằm mục đích giúp người nhận hàng chứng minh mình là chủ đơn hàng mà không cần bill gốc.
    • Surrendered Bill có tác dụng giúp người nhận hàng có thể nhận hàng nếu bill gốc chưa đến tay người nhận hàng. 
  • Nhược điểm của Surrendered Bill:
    • Phụ phí của Telex Release rơi vào khoảng 25$ - 30$ (tùy theo hãng tàu).
    • Bạn cần lựa chọn FWD uy tín để hạn chế tình trạng không nhận được Điện giao hàng, dẫn đến việc bị tính thêm phí DEM/DET.
các loại mẫu vận đơn
Mẫu Surrendered Bill

4.3 Seaway Bill

Seaway Bill là vận đơn mà hãng tàu hoặc FWD sẽ phát hành cho khách hàng, khi họ thanh toán đầy đủ các chi phí cho hàng hóa đó. Seaway Bill chỉ có một chứng từ nên không thể chuyển nhượng, cũng như không phát hành một bản gốc nào. Seaway Bill không phải chứng từ sở hữu hàng hóa và chỉ được áp dụng cho vận đơn đường biển đích danh (Straight B/L). 

các loại vận đơn đường biển
Mẫu Seaway Bill

Seaway Bill thường dùng cho các giao dịch phi thương mại, có thể là giữa các công ty con trong một tập đoàn hay các giao dịch không liên quan đến vận đơn đường biển. Seaway Bill được phát hành sau khi tàu chạy và khi nhận đủ số tiền cần thanh toán của người gửi hàng. Người nhận chỉ việc đến cảng nhận hàng, không cần phải xuất trình giấy vận đơn bản gốc hay Điện giao hàng.

Seaway sẽ không thu phụ phí như Telex Release. Tuy nhiên một vài hãng quy định thời gian cần thanh toán sau khi tàu chạy, nếu không đảm bảo thời gian thanh toán đó bạn sẽ bị tính thêm phụ phí. Ngoài ra, ở một nước thì loại vận đơn này không được áp dụng. 

4.4 Mối quan hệ giữa 03 loại hình vận đơn này

Dưới đây là mối quan hệ giữa 3 loại vận đơn đã được mô tả ở trên mà bạn cần phải biết:

  • Surrendered phát hành bộ B/L gốc sau đó thu hồi lại, còn Seaway B/L thì không phát hành bộ B/L.
  • Surrendered có hình thức để thả hàng và phương thức thực hiện là Telex Release. 
  • Seaway B/L có phương thức thực hiện là Express Release.
  • Seaway B/L và Surrendered B/L không được xem là chứng từ sở hữu hàng hoá, còn Original B/L thì được xem là chứng từ sở hữu hàng hoá. 

5. Lý do cần có nhiều bill gốc giấy tờ vận đơn trong đường biển?

Việc cần nhiều bản gốc của vận đơn đường biển, vì những bên liên quan sẽ cần một bản để lưu trữ và sử dụng. Dưới đây là một vài lý do cụ thể bạn cần nắm rõ:

  • Phân biệt và xác nhận: Bản gốc được in và đóng dấu chữ “Original” để có thể phân biệt với bản copy. Việc làm này giúp đảm bảo tính chân thực và hạn chế việc nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 
  • Lưu trữ và sử dụng: Trong quá trình vận chuyển, những bên tham gia cần một bản gốc của vận đơn đường biển để lưu trữ hoặc sử dụng với mục đích hợp pháp và kế toán. Nó được dùng để chứng minh việc vận chuyển hàng hóa, cùng các điều khoản và điều kiện liên quan. 
các loại vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển 
  • Tin tưởng và thanh toán: Nhà xuất khẩu yêu cầu vận đơn gốc để tăng khả năng tin tưởng. Khi nhận được vận đơn gốc, họ sẽ có niềm tin hơn và thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Nhà xuất khẩu cần xuất trình vận đơn gốc cho nhà nhập khẩu, tương tự nhà nhập khẩu phải yêu cầu vận đơn gốc từ trước. Việc này giúp tiết kiệm được thời gian giao nhận hàng hoá hơn. 

Chính vì thế, việc cần nhiều bản gốc vận đơn đường biển là vô cùng cần thiết để đảm bảo tính xác thực, niềm tin và thanh toán trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

6. Một số mẫu vận đơn đường biển - Bill of Lading

Nội dung chi tiết ở mặt trước của vận đơn đường biển sẽ có sự khác nhau giữa các hàng vận tải. Tuy nhiên chúng đều có những nội dung chính cho hàng container tàu chợ. Giấy vận đơn cho tàu chuyến sẽ có sự khác nhau như không có seal, không có số container.

  • Logo và tên của hãng vận tải.
  • Tên tàu và số chuyến (Vessel $ Voyage No.)
  • Số lượng bản gốc (No.of Originals)
  • Số vận đơn (B/L No.)
  • Người thông báo (Notify Party)
  • Người gửi hàng (Shipper)
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Cảng xếp (Port of Loading)
  • Cảng dỡ (Port of Discharge)
  • Số container (Container No.)
  • Chì (Seal No.)
  • Mô tả hàng hóa, bao kiện (Description of Goods and Packages)
  • Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight)
  • Dung tích (Measurement)
  • Cước và phí (Freight and Charges)
  • Ngày và địa điểm phát hành vận đơn (Place and Date of Issue)
  • Nội dung khác…

Bạn có thể tham khảo hình ảnh mẫu vận đơn đường biển của hàng tàu MSC bên dưới:

các loại vận đơn đường biển
Mặt trước mẫu vận đơn đường biển của hãng tàu MSC

Những thông tin này do hãng vận chuyển chuẩn bị và in sẵn, chủ hàng hóa không thể thay đổi bất kỳ thông tin nào. Tuy nhiên, những thông tin này phải phù hợp với quy định các công ước, tập quán quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Nội dung ở mặt sau của mẫu vận đơn này sẽ gồm những thông tin như:

  • Định nghĩa.
  • Các điều khoản chung.
  • Trách nhiệm của người chuyên chở.
  • Xếp dỡ và giao nhận.
  • Cước phí và phụ phí.
  • Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở. 
  • Miễn trách của người chuyên chở. 
các loại vận đơn đường biển
Mặt sau mẫu vận đơn đường biển của hãng tàu MSC

Đối với hàng nhập khẩu, người làm thủ tục cần chú ý những nội dung quan trọng cần nhập vào tờ khai hải quan như sau:

  • Số và ngày vận đơn.
  • Số container, số seal.
  • Tên cảng xếp và dỡ hàng.
  • Trọng lượng toàn bộ.
  • Số lượng và loại kiện hàng. 

Ngoài ra, bạn cũng cần đối chiếu số liệu với các chứng từ khác như:

  • Packing List.
  • Commercial Invoice.
  • Certificate of Origin.

Đối với hàng xuất khẩu, cần kiểm tra cả bản nháp (Draft) của vận đơn đường biển để phát hiện sai sót. Khi cần sửa nội dung, bạn cần làm sớm nhất có thể để tránh phát sinh phí sửa bill mà hãng tàu áp dụng. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về vận đơn đường biển mà bạn có thể tham khảo. Dolphin Sea Air hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi thông qua hotline hoặc website bạn nhé.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tổng Quan Về C/O và Tầm Quan Trọng Trong Thương Mại Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là tài liệu qua..
Tận Dụng Cơ Hội Toàn Cầu Và Phát Triển Hạ Tầng Logistics Kế hoạch phát triển logistics của TP. Hồ..
Cùng với máy tính và linh kiện điện tử, nhóm hàng điện thoại và phụ kiện cũng đạt mức tăng trưởng ấn..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..