Hotline: 1900986813
  • CHUỖI GIẢI PHÁP LOGISTICS TOÀN DIỆN<br>HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

RCEP - Hiệp định thương mại lớn nhất, có hiệu lực từ tháng 1/2022

0/5
(0 bình chọn)
Mục lục bài viết

Với việc vừa được Australia và NewZealand phê chuẩn, RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới - sẽ có hiệu lực từ 1/1/2022.

Trong thông cáo phát đi ngày 3/11, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu New Zealand Phil Twyford cho biết nước này đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hôm qua (2/11), Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cũng thông báo nước này đã phê chuẩn RCEP.

RCEP gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng 5 quốc gia khác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiện hiệp định đã được phê chuẩn bởi 6 thành viên ASEAN và các nước ngoài ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, lần lượt vào tháng 4 và tháng 6/2021.

Theo quy định, RCEP có hiệu lực 60 ngày sau khi tối thiểu 6 thành viên ASEAN và 3 thành viên ngoài khối phê chuẩn. Như vậy, việc New Zealand và Australia, phê chuẩn RCEP đã kích hoạt hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới có hiệu lực từ tháng 1/2022 và đẩy nhanh hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 của các quốc gia này.

Theo Bộ trưởng Phil Twyford, RCEP sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn, khả năng tiếp cận thị trường mới cho các doanh nghiệp New Zealand từ đầu năm tới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Dan Tehan cho rằng, New Zealand và Australia đồng thời phê chuẩn RCEP do ASEAN dẫn dắt, thể hiện mối quan hệ bền chặt của hai quốc gia với ASEAN.

Ông nói thêm, việc Australia phê chuẩn RCEP không làm thay đổi những lo ngại nghiêm trọng của nước này về tình hình ở Myanmar và cam kết sẽ cùng các nước ASEAN tìm kiếm giải pháp hoà bình cho quốc gia này.

RCEP được ký kết vào tháng 11/2020 sau 8 năm đàm phán. Hiệp định này là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 30% dân số toàn cầu (khoảng 2,2 tỷ người), chiếm gần 30% GDP toàn cầu và 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của New Zealand.

Theo cam kết, RCEP sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa, đồng thời tiêu chuẩn hóa các quy định về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử.

RCEP được kỳ vọng phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và thúc đẩy các chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp. Hiệp định cũng thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây.

Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử... và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.

Nguồn: vnexpress.net

Share
Viết bình luận
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tổng quan về xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2024 Theo báo cáo sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 2 ..
Dưới đây là những điểm nổi bật mà quý khách hàng cần lưu ý: 1. Giá Cước Vận Tải Biển: Tình Hình v..
1. Tình Hình Xuất Khẩu Nửa đầu tháng 7 (từ ngày 1 đến 15/7), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Na..

Tin Tức Nổi Bật

1. Tờ khai phân luồng là gì? Tờ khai phân luồng là tờ khai được hệ thống hải quan phân chia mức đ..
1. Tuyến đường biển quốc tế là gì? Tuyến đường biển quốc tế hay còn được gọi là đường hàng hải qu..
1. Các loại Container đường biển hiện nay Hiện nay, vận tải đường biển khá đa dạng và phong ..